Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn nâng cao đời sống vật chất, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống của đồng bào Kon Tum: Tăng cường phổ biến nâng cao nhận thức về hiệp định EVFTA

Khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương

Hiện nay, một số điểm du lịch, các tour du lịch đến khu vực nông thôn của tỉnh Kon Tum đã được hình thành trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương như: Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’Tu, Kon Jơ Dri, Kon Klor ở xã Đăk Rơ Wa và làng Đăk Lek ở xã Ngọc Bay (TP. Kon Tum); Làng Văn hóa du lịch Kon Pring ở xã Đăk Long, huyện Kon Plông; Làng Văn hóa Du lịch Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi…

Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Lễ khánh thành nhà rông văn hóa làng Kon Tum Kơ Nâm (TP. Kon Tum)

Tỉnh đã và đang từng bước hoàn thiện và hình thành các điểm du lịch cộng đồng tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông gắn với tour trải nghiệm khám phá vườn sâm và chinh phục đỉnh Ngọc Linh; tour du lịch trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy…

Tham gia các tour du lịch cộng đồng, du khách được trải nghiệm, tham gia các hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc với các hoạt động tiêu biểu, đặc trưng như: Đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ẩm thực dân tộc, tìm hiểu phong tục tập quán, tham gia các hoạt động sản xuất thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Đồng thời, được tìm hiểu và mua bán các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương do các doanh nghiệp đầu tư phục vụ khách du lịch như: Rượu sim Măng Đen, sâm Ngọc Linh, sâm dây... Đây là những sản phẩm mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương, phù hợp làm quà biếu, tặng.

Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng
Sâm Ngọc Linh - sản phẩm đặc trưng của tỉnh Kon Tum

Đón khách đến thăm, người dân ở các làng du lịch cộng đồng không chỉ được thể hiện những nét đẹp văn hóa, nếp sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống, giới thiệu vẻ đẹp tự nhiên của thôn làng, mà còn có thêm thu nhập từ việc hướng dẫn tham quan, trải nghiệm các nét đẹp văn hóa dân tộc, bán các sản phẩm lưu niệm như hàng mỹ nghệ, sản phẩm dệt thổ cẩm.

Tạo sự độc đáo, khác biệt trong phát triển du lịch cộng đồng

Quan tâm khai thác, phát huy những nét riêng, sự độc đáo của mỗi làng du lịch cộng đồng chính là cơ hội để các làng du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum bảo tồn và phát triển. Ý thức được cuộc sống ấm no hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồng, bà con luôn nhắc nhở nhau giữ gìn, bảo tồn các nét đẹp văn hóa, vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm xanh - sạch - đẹp để phục vụ cho du lịch.

Đơn cử như làng Kon Pring (xã Đăk Long, huyện Kon Plông), cuối năm 2018 đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng Kon Tum. Từ khi được công nhận đến nay, địa điểm này được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc M’Nâm với nhiều nét đặc trưng như: Kiến trúc nhà Krông, nhà sàn hay những điệu múa cồng chiêng đậm chất Tây Nguyên…

Làng Kon Bring mang nét đẹp bình yên, dung dị và mộc mạc với các căn nhà bằng gỗ và những phong tục đậm đà bản sắc của người M’Nâm. Xung quanh làng còn có nhiều câu chuyện truyền thuyết của dân tộc M’Nâm cũng như những huyền thoại ly kỳ về Măng Đen. Thực hiện đề án của huyện Kon Plông về Phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Pring, địa phương đã hỗ trợ hơn 1 tỉ đồng cho 3 hộ dân để xây dựng nhà sàn truyền thống theo hình thức homestay để đón khách lưu trú và trưng bày, giới thiệu nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng
Làng du lịch cộng đồng Kon Bring là nơi sinh sống của cộng đồng người M'Nâm

Nằm cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng du lịch cộng đồng Kon K’Tu (xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum) là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum của người Ba Na với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Nguyên. Từ khi được công nhận là Làng du lịch cộng đồng, Kon K’Tu đã hình thành và phát triển các tổ hợp tác du lịch. Đồng thời, duy trì và phát triển đội cồng chiêng địa phương sẵn sàng phục vụ du khách. Ngoài phục vụ diễn xướng cồng chiêng, múa xoang, tổ hợp tác du lịch còn dẫn khách tham quan trực tiếp trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa như đan lát, dệt thổ cẩm… Nhờ làm du lịch, thu nhập của bà con được nâng lên đáng kể, không còn cảnh phụ thuộc vào cây lúa, củ mì như trước đây.

Đầu năm 2023, Làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum) tiếp tục được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Làng Kon Jơ Dri là 1 trong 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đăk Rơ Wa. Làng còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của một ngôi làng người Ba Na. Làng Kon Jơ Dri có những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống, không gian kết nối với làng du lịch cộng đồng Kon K'Tu, tạo điểm nhấn về du lịch của xã Đăk Rơ Wa.

Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Làng Kon Jơ Dri còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của người Ba Na

Làng Kon Jơ Dri nằm trên tuyến đường kết nối các điểm du lịch khác trên địa bàn TP. Kon Tum. Thông thường, khi du khách lựa chọn điểm đến nào đều tính đến phương án lưu trú, tham quan các điểm đến liền kề để có thể tận hưởng, tìm hiểu cảnh sắc, nét đẹp, sự độc đáo của địa phương đó. Nếu liên kết tốt, du khách khi đến với TP. Kon Tum, sau khi tham quan Ngục Kon Tum, Bảo tàng Kon Tum, Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục… trên cùng tuyến đường đến với cầu treo Kon Klor, nhà rông Kon Klor - làng Kon Jơ Dri - làng Kon K’Tu…

Đời sống bà con đổi thay từng ngày

Những nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân làng Kon Jơ Dri trong nhiều năm qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân thông qua việc khai thác và phát huy hiệu quả của loại hình “kinh tế xanh” - du lịch cộng đồng. Qua đó, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Từ một vùng được xem là “ốc đảo” bởi không có đường thông thương ra bên ngoài, giờ đây, hạ tầng giao thông ở Kon Jơ Dri khá thuận tiện. Hầu hết các tuyến đường giao thông được trải bê tông hay nhựa đường. Nhiều công trình phúc lợi như: Trạm y tế, trường học, hội trường thôn, chợ; các công trình dân sinh nhà ở, nhà sàn truyền thống, nhà rông được tu sửa khang trang và làm mới. Ngoài cây cầu treo Kon Klor lịch sử, giờ đây Kon Jơ Ri còn có thêm con đường Tỉnh lộ 671 đi về hướng nam nối với đường Hồ Chí Minh.

Kon Jơ Ri đã đổi thay nhiều, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Ba Na. Những triền đồi cà phê, bời lời, ngô, sắn, keo tràm rộng bạt ngàn đang phát triển xanh tốt như minh chứng cho sự no đủ, sung túc. Nhiều hộ đồng bào dân tộc đã phát triển kinh tế hộ gia đình, mỗi năm thu lãi từ 150 - 180 triệu đồng từ trồng trọt, chăn nuôi.

Kon Tum: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ du lịch cộng đồng

Biểu diễn văn hóa văn nghệ phục vụ khách du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Bà con đã biết khai thác tiềm năng, lợi thế của du lịch, giảm bớt các hoạt động làm nông nghiệp để chuyển sang làm thương mại, dịch vụ. Mô hình làng du lịch cộng đồng không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế mà còn khơi gợi tình yêu và niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Thực hiện Dự án 6 trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, Kon Tum đã chủ động xây dựng các nghị quyết, kế hoạch, vạch ra các tiêu chí cụ thể để thực hiện. Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo sinh kế mới từ phát triển du lịch cộng đồng.
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động