Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh
Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh Cần Thơ đẩy mạnh du lịch sinh thái miệt vườn Phong Điền Thưởng ngoạn mùa xuân trên ruộng đồng với du lịch sinh thái ngày đầu năm |
Đánh thức tiềm năng du lịch miền sơn cước
Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, không chỉ nổi tiếng với bề dày văn hóa – lịch sử mà còn sở hữu hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng; đặc biệt là các khu vực núi rừng hùng vĩ, nơi gắn liền với nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào thiểu số.
Các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa trải dài trên diện tích tự nhiên hơn 8.000 km2, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, trù phú, đa dạng các loại hình, từ những cánh rừng nguyên sinh xanh ngát, những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín, đến những dòng suối trong veo, thác nước hùng vĩ nằm ẩn mình giữa các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên…
![]() |
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa là rất lớn. Ảnh: The Palm Puluong Homestay & Restaurant |
Cùng với đó là những nét đẹp văn hóa, ẩm thực độc đáo của các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ và những lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc như: Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), Mường Xia (Quan Sơn), Căm Mương, Mường Khô (Bá Thước), lễ hội Bàn Bù (Ngọc Lặc), Cửa Đặt (Thường Xuân), Phủ Na (Như Thanh), lễ hội đền Phố Cát (Thạch Thành)...
Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để tập trung phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cộng đồng giúp du khách trải nghiệm thiên nhiên vùng rừng núi, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch mạo hiểm…
Trong đó, du lịch sinh thái cộng đồng khu vực miền núi phía Tây đã được định hướng phát triển trở thành dòng sản phẩm du lịch có thế mạnh của tỉnh; không chỉ nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn môi trường và còn mang lại sinh kế cho cộng đồng địa phương.
Tại các địa phương trong khu vực miền núi này cũng đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách như: Pù Luông (huyện Bá Thước), bản Bút (huyện Quan Hóa), làng Lúng (xã Xuân Thái, huyện Như Thanh); bản Mạ (huyện Thường Xuân), bản Ngàm (huyện Quan Sơn)…
![]() |
Cầu treo vào Khu du lịch Bản Mạ, huyện Thường Xuân. Ảnh: Quốc Huy |
Giai đoạn 2020 – 2024, lượng khách du lịch đến với du lịch cộng đồng miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,7%, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh là 9,6. Riêng năm 2024, du lịch Thanh Hóa đón được 15,3 triệu lượt khách, trong đó du lịch cộng đồng đạt 2,145 triệu lượt (chiếm 14%), với tổng thu du lịch cộng đồng đạt 3.213 tỷ đồng (bằng 9,5 % tổng thu du lịch của cả tỉnh - đạt 33.815 tỷ đồng).
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Khu du lịch Pù Luông (huyện Bá Thước) được ví như “Sa Pa của xứ Thanh”, là một trong những điểm sáng của du lịch sinh thái Thanh Hóa với vẻ đẹp hoang sơ, những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ và sự hiếu khách của người dân tộc Thái. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại đây đang phát triển mạnh mẽ qua thời gian, thu hút lượng lớn không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn được nhiều du khách nước ngoài ghé thăm, trải nghiệm.
Trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, Pù Luông dự kiến đón khoảng 65.100 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 15.550 lượt, chiếm 23% tổng lượt khách đến thăm quan nghỉ dưỡng trong dịp nghỉ lễ; doanh thu ước đạt 110 tỷ đồng.
![]() |
u khách được nhảy sạp cùng với đồng bào dân tộc Thái tại Pù Luông. Ảnh: Cơ sở cung cấp |
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Hà Nam Khánh, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Bá Thước cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 116 cơ sở lưu trú. Trong đó các cơ sở lưu trú dạng homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông tập trung ở các xã Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng là 85 cơ sở với 125 nhà sàn, 506 buồng, phòng, 2.530 giường, công suất đón 3.964 khách/ngày/đêm.
Để phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các khu du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn đã chỉnh trang lại khuôn viên, sửa chữa các phòng nghỉ, chuẩn bị nguồn thực phẩm, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tiếp đón khách du lịch về với Pù Luông để trải nghiệm và khám phá.
Cũng theo ông Khánh, tiềm năng du lịch của Bá Thước rất phong phú và đa dạng, ngày càng được hoàn thiện, đi vào chiều sâu với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử kết hợp du lịch tâm linh … Đặc biệt, Bá Thước chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và tiếp tục phát huy hiệu quả từ loại hình du lịch này trong thời gian tới.
“Được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, những thủa ruộng bậc thang..., khí hậu mát mẻ quanh năm đó là những lợi thế để Bá Thước phát triển du lịch mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Hướng đi chung của du lịch sinh thái công đồng tại Bá Thước là đều hướng tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, trong đó đặc biệt trú trọng đến quảng bá, giới thiệu các nét văn hóa độc đáo, các sản phẩm đặc trưng của đồng bào thiểu số trên địa bàn”, ông Khánh chia sẻ thêm.
![]() |
Một buổi đốt lửa trại cho du khách. Ảnh: Cơ sở cung cấp |
Khi du khách đến với Pù Luông không chỉ nghỉ dưỡng mà còn có thể tìm hiểu văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số như tại bản Đôn, bản Hiêu, bản Kho Mường, bản Báng, Son - Bá - Mười với các hoạt động của người dân như: ngắm cảnh cánh đồng ruộng bậc thang trải nghiệm thu hoạch lúa chín, trồng rau, hái cam, hái quýt hoi và tìm hiểu sinh thái nông nghiệp, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, tham quan làng nghề và sản xuất các các mặt hàng dệt thổ cẩm tại xã Lũng Niêm và các nghề truyền thống tại các xã có điểm du lịch cộng đồng; khám phá, trải nghiệm “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”, khu Son Bá Mười xã Lũng Cao.
Đồng thời sẽ được tham quan cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, tìm hiểu về môi trường, môi sinh và các giá trị đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những du khách ưa khám phá, mạo hiểm có thể tham gia các chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao núi Pù Luông, trekking, Marathon băng rừng Pù Luông, thăm hang động.
![]() |
Du khách được tìm hiểu các nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa. Ảnh: Cơ sở cung cấp |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chị Lê Thị Tuyết, chủ khu nghỉ dưỡng The Palm Puluong Homestay & Restaurant chia sẻ, cơ sở của chị hiện có 8 phòng riêng và 1 phòng cộng đồng tối đa 35 người; trong đợt nghỉ lễ đang diễn ra thì cơ sở đã kín phòng từ ngày 30/4 cho đến ngày 4/5.
“Chúng tôi làm Homestay nên luôn chú trọng đến bảo tồn thiên nhiên nhiên, các công trình đều làm bằng gỗ, thân thiện và bảo vệ thiên nhiên. Chúng tôi cũng luôn tổ chức các chương trình cho du khách như uống rượu cần, nhảy múa sạp,… để mọi người hiểu hơn về bản sắc, nét độc đáo của đồng bào Thái, bản thân 100% các bạn nhân viên cũng đều là người dân tộc Thái”, chị Tuyết chia sẻ thêm.
Cũng theo chị Tuyết, phương châm kinh doanh của chị là luôn giữ gìn các bản sắc địa phương, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, hướng đến phát triển du lịch nghỉ dưỡng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.
Với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, đa dạng và nền văn hóa bản địa đặc sắc, du lịch sinh thái công đồng tại miền sơn cước xứ Thanh đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đầu tư đúng hướng, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa – thiên nhiên không chỉ mang lại giá trị kinh tế bền vững, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội lớn để đánh thức và phát huy tối đa tiềm năng từ “kho báu xanh” nơi miền Tây tỉnh nhà. |
Tin khác

Thấy gì trước sự người Việt gia tăng du lịch nước ngoài?

Số hoá trải nghiệm, nâng tầm hình ảnh du lịch Việt Nam

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

‘Địa đạo’: Một bộ phim, vạn bước chân về miền ký ức

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Xanh hoá du lịch: Cú huých nâng tầm vị thế Việt Nam

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Khách du lịch châu Âu 'bùng nổ' nhờ miễn visa ngắn hạn

Đánh thức du lịch Bái Tử Long

Infographic | Quý I/2025: Hà Nội thu gần 30.000 tỷ đồng từ du lịch
Đọc nhiều

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á
