'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
Gỡ khó về định mức, đơn giá, cung ứng vật liệu xây dựng công trình giao thông Tìm nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long 'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa |
Giá cát tăng chóng mặt
Từ đầu năm 2025, nhiều tỉnh ở miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm cát xây dựng. Tình trạng này gây khó khăn cho cả người dân và các doanh nghiệp xây dựng, làm chậm tiến độ thi công, tăng chi phí xây dựng, thậm chí khiến một số công trình phải tạm ngừng.
Bãi tập kết cát của ông L. (một chủ doanh nghiệp buôn bán cát tại tỉnh Hà Tĩnh) có sức chứa trên 3.000 m³ cát, thế nhưng thời điểm này chỉ cần có thuyền cập bến là “cháy hàng”.
Theo chủ doanh nghiệp này, tình trạng khan hiếm cát xây dựng đã diễn ra từ đầu năm 2025 và có xu hướng kéo dài. So với cuối năm 2024, giá các loại cát xây dựng đã tăng mạnh, từ 20-30%. Ví dụ, cát xây dựng thông thường đã tăng từ 90.000 đồng/m³ lên 110.000 đồng/m³ và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông L. chia sẻ, do những tháng đầu năm là đợt cao điểm của các công trình xây dựng nên cần lượng lớn cát để phục vụ dự án. Tuy nhiên, các mỏ cát trên địa bàn tỉnh đang khai thác có trữ lượng hạn chế.
![]() |
Nhiều bãi tập kết cát lớn ở Hà Tĩnh trong tình trạng "cháy hàng", chỉ cần có thuyền vận chuyển vào là hết. Ảnh: Trọng Tùng |
Những năm gần đây, ở Hà Tĩnh cấm triệt để việc bến thủy nội địa hoạt động không phép và kiểm tra chặt chẽ các phương tiện hoạt động trên sông, đặc biệt giữa Nghệ An và Hà Tĩnh, dẫn đến thị trường cát ngày càng khan hiếm.
“Việc vận chuyển cát từ các tỉnh lân cận về Hà Tĩnh gặp nhiều trở ngại, không bù đắp được sự thiếu hụt nguồn cung tại địa phương. Cộng thêm việc phải di chuyển quãng đường xa khiến chi phí vận chuyển tăng cao. Khi nguồn hàng khan hiếm thì bắt buộc giá cả phải leo thang. Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, đồng hành của cơ quan chức năng, đồng thời cung cấp thêm một số mỏ khai thác để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cát giai đoạn hiện nay”, ông L. chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.
Việc khan hiếm nguồn cát xây dựng cũng khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải “đau đầu”. Ông C. (chủ doanh nghiệp xây dựng tại huyện Cẩm Xuyên) cho biết, do thiếu nguồn cung cát nền nên dự án do công ty triển khai đang thi công ì ạch, việc giá cát tăng cao cũng khiến nhà thầu đứng trước nguy cơ thua lỗ.
“Giá cát tại chân công trình hiện nay so với thời điểm chúng tôi trúng thầu tăng khoảng 15%, tuy nhiên dù giá cao vẫn không có đủ cát để xây dựng. Mặc dù đã ký hợp đồng với chủ mỏ cát nhưng mỗi tuần chỉ có được số lượng ít ỏi. Việc khan hiếm cát không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải bỏ thêm chi phí để tìm nguồn cát, mà trước đó giá cát không cao như hiện tại”, chủ doanh nghiệp cho hay.
Có tiền cũng không mua được cát
Đối diện với tình trạng trên, nhiều công trình dân dụng và hạ tầng đang thi công bị chậm tiến độ do thiếu nguồn cung cát. Các nhà thầu phải đối mặt với chi phí tăng cao và nguy cơ không hoàn thành dự án đúng thời hạn.
Trả lời Báo Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Tú – Phó Phòng quản lý xây dựng, Sở Xây dựng Hà Tĩnh cho hay, việc tăng giá cát trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như hiện nay chủ yếu là do vấn đề cung – cầu.
![]() |
Một số dự án, nhà dân phải thi công ì ạch do chờ vật liệu. Ảnh: Trọng Tùng |
Ông phân tích, địa bàn tỉnh có rất ít mỏ khai thác cát và trữ lượng gần như chỉ đáp ứng 10% so với nhu cầu xây dựng, dẫn đến việc người có nhu cầu phải lấy nguồn cát từ Quảng Bình hoặc Nghệ An về. Do chi phí vận chuyển đội lên nên giá cát cũng tăng theo.
“Thị trường cát ở Hà Tĩnh hiện nay rất bất cập, vì một số loại cát nhân tạo (từ đá xay) gần như không có, các mỏ và nhà máy cũng chưa tiếp cận, áp dụng công nghệ này. Còn về các mỏ khai thác cát tự nhiên thì do các yếu tố về môi trường, quy hoạch; bảo vệ lòng sông suối nên việc cấp thêm mỏ rất khó. Riêng năm 2024 chỉ cấp thêm một vài mỏ phục vụ riêng cao tốc, còn việc bán ra thị trường thì không có”, ông Tú nói.
Vị lãnh đạo này cũng khẳng định trên địa bàn không hề có việc găm hàng chờ tăng giá. Việc tăng giá vào thời điểm này ví dụ khoảng 20.000/m3 là bình thường, tuy nhiên cát khá khan hiếm, có tiền cũng không mua được.
Tình trạng khan hiếm cát xây dựng ở miền Trung là vấn đề đáng lo ngại, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và ngành chức năng để sớm có giải pháp hiệu quả, ổn định thị trường và đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng. |
Tin khác

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
