Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
Quảng Ninh: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với du lịch Quảng Ninh: Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động trở lại Đánh thức du lịch Bái Tử Long |
Di sản thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt
Là địa phương sở hữu những kỳ quan tầm cỡ thế giới như Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh luôn ý thức rõ vai trò tiên phong trong gìn giữ các giá trị môi trường và đa dạng sinh học.
Ông Nguyễn Như Hạnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo, trong đó tập trung vào việc rà soát, sửa đổi và bổ sung cơ chế quản lý di sản để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu quả bảo vệ các hệ sinh thái đặc hữu.
![]() |
Ông Nguyễn Như Hạnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh |
Điển hình là công tác bảo vệ môi trường vùng biển, đặc biệt tại khu vực vịnh Hạ Long nơi thường xuyên chịu áp lực từ du lịch và nuôi trồng thủy sản.
Chính quyền đã chỉ đạo sắp xếp lại vùng nuôi biển theo hướng có quy hoạch, bền vững, thay thế phao xốp gây ô nhiễm bằng vật liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, các dự án khai thác khoáng sản sau khi kết thúc được yêu cầu phục hồi môi trường, ngăn chặn nguy cơ rửa trôi, xói lở làm ô nhiễm vùng ven bờ.
"Nỗ lực này bước đầu mang lại kết quả tích cực. Chất lượng nước biển tại nhiều khu vực đã được cải thiện rõ rệt. Những đàn cá heo liên tục xuất hiện trên vùng biển Cô Tô, vịnh Hạ Long – dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái biển đang dần được hồi sinh sau nhiều năm chịu tác động"- ông Hạnh nhấn mạnh.
Phát triển bền vững gắn với bảo vệ rừng và đa dạng sinh học
Với mục tiêu trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn và phát triển xanh, Quảng Ninh đặc biệt chú trọng tới bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng. Đến nay, tỉnh đã duy trì và quản lý chặt chẽ diện tích rừng đặc dụng lên tới 24.904 ha, thực hiện giao khoán bảo vệ 51.812 ha rừng phòng hộ, đặc dụng cho 32 đơn vị. Ngoài ra, hơn 778 ha rừng trồng cây bản địa như lim, dổi, lát được triển khai nhằm phục hồi rừng tự nhiên.
![]() |
Lực lượng chức năng của TP Cẩm Phả thu gom rác trên biển. Ảnh: SNNMT |
Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được siết chặt. Quảng Ninh đã nghiêm túc thực hiện chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Quá trình thẩm định các dự án đầu tư luôn gắn liền với đánh giá tác động môi trường. Những khu vực có rừng tự nhiên không được chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt theo quy định pháp luật.
Không dừng lại ở việc duy trì diện tích rừng hiện có, tỉnh Quảng Ninh còn chủ động mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên như: Khu đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần và khu bảo tồn Quảng Nam Châu. Đây là những bước đi căn cơ nhằm giữ gìn tính toàn vẹn của đa dạng sinh học trong dài hạn.
Trong bối cảnh các nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do khai thác quá mức, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường giám sát và kiểm soát hoạt động khai thác trên biển. Toàn bộ 5.556 tàu cá của tỉnh (đạt 100%) đã được lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) để đảm bảo kiểm tra 24/24 giờ.
"Tỉnh cũng thiết lập 10 điểm kiểm soát tại các bến cảng, khu neo đậu nhằm truy xuất sản lượng khai thác, năm 2024 đã đạt tới gần 80.000 tấn thủy sản được kiểm soát, tương đương 94,5% kế hoạch"- ông Hạnh nhấn mạnh.
Đáng chú ý, hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản không chỉ dừng lại ở công nghệ giám sát. Đường dây nóng bảo vệ thủy sản hoạt động liên tục 24/7 đã tiếp nhận và xử lý 116 phản ánh, trong đó xử phạt 9 vụ vi phạm với tổng số tiền trên 230 triệu đồng. Đồng thời, công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng được đẩy mạnh với 7,55 triệu con giống thủy sản được thả ra biển, trong đó gần 90% từ nguồn xã hội hóa cho thấy sự chung tay của doanh nghiệp và người dân trong việc phục hồi nguồn lợi chung.
![]() |
Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) kiểm tra các giấy tờ theo quy định đối với chủ tàu cá hoạt động trên địa bàn Quảng Ninh (tháng 4/2024). Ảnh: Nguyễn Thanh |
Một điểm sáng nữa là sự phối hợp liên tỉnh trong công tác quản lý tàu cá và tuyên truyền quy định khai thác hợp pháp (IUU). Tỉnh Quảng Ninh đã cùng với Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp kiểm soát tàu cá khu vực giáp ranh. Đây là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, bảo vệ hình ảnh quốc gia trong việc tuân thủ quy định quốc tế.
Không chỉ tập trung vào xử lý hiện trạng, Quảng Ninh còn đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn loài hoang dã, giám sát hệ sinh thái để bảo vệ giá trị đa dạng sinh học lâu dài.
Các Ban quản lý khu bảo tồn thường xuyên tổ chức tuần tra rừng ngập mặn, rạn san hô, sinh thái rừng…, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gây hại. Các hoạt động tái thả động vật hoang dã quý hiếm về tự nhiên cũng được tổ chức thường xuyên nhằm duy trì quần thể tự nhiên trong vùng bảo tồn.
Quảng Ninh cũng là một trong số ít địa phương đặt ra chiến lược phát triển “kinh tế xanh môi trường xanh” như một lợi thế cạnh tranh. Điều này không chỉ giúp thu hút dòng vốn đầu tư xanh mà còn nâng cao chất lượng sống của người dân.
Cùng với phát triển du lịch sinh thái, tỉnh đang nỗ lực biến các khu bảo tồn thành trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và điểm đến của du khách yêu thiên nhiên.
Từ vùng biển Hạ Long đến cánh rừng ngập mặn Đồng Rui, từ tàu cá có thiết bị giám sát đến khu bảo tồn đa dạng sinh học đang được mở rộng mọi nỗ lực bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh đều thể hiện một quyết tâm lớn: Gìn giữ thiên nhiên để phát triển bền vững. Đó không chỉ là lựa chọn của hiện tại mà còn là trách nhiệm với tương lai, với thế hệ mai sau.
Quảng Ninh, bằng những hành động cụ thể và chiến lược dài hạn, đang từng bước chứng minh rằng bảo tồn và phát triển hoàn toàn có thể song hành – nếu có quyết tâm chính trị và sự đồng lòng từ cộng đồng. |
Tin khác

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
