Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thừa Thiên Huế: Quan tâm đến công tác dân tộc và đời sống tinh thần của đồng bào Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Trong 2 năm 2022 - 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ hơn 370 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 2 năm thực hiện, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có nhiều khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9,84%. Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân chung của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 36 triệu đồng/người/năm, dự kiến cuối năm 2023 đạt 38,5 triệu đồng/người/năm; đạt 40,38% chỉ tiêu đến năm 2025.

Thừa Thiên Huế thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Ảnh: Thế Thành)
Thừa Thiên Huế thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Ảnh: Thế Thành)

Về đầu tư cơ sở hạ tầng, 2 năm qua, địa phương đã đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh; 2 nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình nước sinh hoạt tập trung; kênh mương, đập thủy lợi; nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non. Đồng thời, triển khai 2 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tập trung thuộc ở 2 xã Thượng Long, Hương Hữu, huyện Nam Đông với quy mô 149 hộ; đang rà soát điều chỉnh để lập Dự án quy hoạch bố trí ổn định dân cư tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới (quy mô khoảng 100 hộ). Đã thực hiện quy hoạch và đang triển khai xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông…

Đặc biệt, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng đã được nhiều địa phương ưu tiên mở rộng. Trong đó, hình thành các vùng chuyên canh, cánh đồng lớn, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: Trồng cây theo hướng hàng hóa chất lượng cao, trồng rau an toàn; nuôi bò, nuôi dê, nuôi lợn, nuôi thủy sản tập trung…

Đồng thời, hình thành một số chuỗi giá trị có hiệu quả gồm: Chuỗi sản xuất bò thương phẩm A Lưới; chuối thương phẩm ở A Lưới; liên kết bao tiêu sản phẩm ngô ở Hồng Thủy; ổi, cam thương hiệu Nam Đông... Chú trọng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với xây dựng thương hiệu.

Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những mô hình sinh kế giúp người dân vùng cao A Lưới xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu mỗi năm phát triển thêm 300 con, đến nay, đàn bò vàng A Lưới đã tăng lên hơn 11.000 con.

Cuối tháng 2/2023, sản phẩm “Thịt bò càng A Lưới” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể. Đây là cơ sở để người chăn nuôi bò ở huyện vùng cao này khai thác tiềm năng sẵn có, tiến tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, giảm nghèo bền vững từ chăn nuôi.

Tại huyện miền núi Nam Đông, nơi có gần 50% dân số là đồng bào Cơ Tu, trong năm qua, Chương trình MTQG 1719 được Đảng bộ và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt. Bằng các mô hình trồng cây ăn quả như cam, chuối, dứa ổi…, hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, đời sống của người dân Nam Đông từng nước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

“Cam Nam Đông” đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể (Ảnh: Khánh Nhật)
“Cam Nam Đông” đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể (Ảnh: Khánh Nhật)

Hiện nay, huyện Nam Đông đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới đây sẽ tập trung quy hoạch vùng, trong đó xã Hương Sơn tập trung phát triển cây dứa, xã Hương Hòa phát triển cây cam. Huyện ủy cũng đã ban hành Nghị quyết về trồng quế nguyên liệu, vận động bà con chuyển đổi diện tích trồng keo kém hiệu quả sang trồng quế. Một số vùng khác sẽ chuyển đổi qua trồng chuối, ổi, các loại cây có múi…

Xác định cam là cây trồng chủ lực, thời gian qua, huyện Nam Đông đã có nhiều chính sách ưu tiên trong quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho đồng bào nơi đây. Nhãn hiệu tập thể “Cam Nam Đông” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận, góp phần nâng cao giá trị, uy tín cho sản phẩm Cam Nam.

Trong các năm gần đây, một số mô hình liên kết tiêu thụ cam được thực hiện đã giúp người nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân cũng như tăng giá trị thặng dư của sản phẩm cam Nam Đông.

Huyện cũng triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cam như mô hình thâm canh bền vững theo hướng VietGAP. Qua đó, tập huấn cho nông dân các kiến thức về thâm canh cam, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tổ chức sản suất theo chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất, thu mua, bảo quản và phân phối sản phẩm, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

Đến các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây, điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đường giao thông từ trung tâm huyện về các xã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi. Đặc biệt, nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của đồng bào như: Chuối, dứa, cam, mật ong … đã có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị tại thành phố Huế và các địa phương lân cận. Qua đó, giúp nâng cao giá trị hàng hóa nông sản vùng miền núi Thừa Thiên Huế.

Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.

Tin khác

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động