Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Quảng Trị: Tập trung triển khai các dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Đa Krông (Quảng Trị): Xây dựng chuối lùn Tà Rụt thành sản phẩm chủ lực |
Trong 2 năm 2022 và 2023, Quảng Trị được phân bổ hơn 638 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Từ nguồn vốn được phân bổ, Quảng Trị đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, nhà văn hóa thôn bản, trường học, trạm y tế xã…
![]() |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị đổi thay từng ngày (Ảnh: Thế Trung) |
Đặc biệt, đường giao thông đến trung tâm các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được trải nhựa, bê tông hóa, giúp bà con thuận lợi giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. 77% số thôn, bản được có đường liên thôn theo tiêu chuẩn cứng hóa.
Nhiều trạm y tế xã được đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây mới. Đến nay, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Trị có 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào ngày càng được thực hiện tốt hơn.
100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Trị có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở. Trong đó có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia, điều kiện học tập của con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được đảm bảo. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học đạt 95%, bậc Trung học cơ sở đạt 96%.
Trên 40% xã có nhà văn hóa đạt chuẩn; 88% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã tăng lên 66%. Đây là dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian ngắn thực hiện các nội dung, dự án cụ thể của Chương trình MTQG 1719.
Tính đến nay, có 28/28 xã, 100% thôn bản có điện lưới quốc gia. Tất cả các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hoàn thành việc phủ sóng truyền hình.
Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất, trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 , tỉnh Quảng Trị cũng ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Đến nay, huyện Đakrông đã có 233 hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở. Tại huyện Hướng Hóa, năm 2023 phê duyệt 66 hộ được hỗ trợ đất ở, 97 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Như vậy, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có 153 hộ được hỗ trợ đất ở; 253 hộ được hỗ trợ đất sản xuất.
Tại huyện biên giới Hướng Hóa, nhiều công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã hoàn công, đưa vào sử dụng. Đơn cử, tuyến đường liên bản Ka Tăng - Khe Đá, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa). Công trình có chiều dài 250 m, chiều rộng mặt đường rộng 4,5 m và được đổ bê tông. Công trình được hoàn công và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào đi lại, mở rộng giao thương. Hay như nhà văn hóa bản Ka Túp, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) cũng đã hoàn thành nâng cấp để đưa vào sử dụng vào tháng 3/2023, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch….
![]() |
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (Ảnh: T.T) |
Huyện Đakrông luôn xác định tầm quan trọng của hạ tầng giao thông trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Tranh thủ nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, chính sách đặc thù của tỉnh, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư, phát triển, tạo sự kết nối giao thông thông suốt từ trung tâm huyện đến các xã, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, đường liên xã, liên thôn đang dần được hoàn thiện. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thông thương, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, tạo tiền đề xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung như: Mở rộng diện tích trồng lạc, đậu xanh tại vùng Ba Lòng, Triệu Nguyên và Mò Ó; nhân rộng, phát triển các loại cây ăn quả đặc sản mang lợi thế của từng vùng như chuối lùn, dứa, tại vùng Tà Rụt, A Ngo, A Bung và A Vao, dưa hấu tại Mò Ó và Triệu Nguyên; mở rộng diện tích trồng lúa nếp than trên các chân ruộng thiếu nước tại các xã như: A Ngo, Tà Long, Đakrông, Hướng Hiệp...
Tỉnh Quảng Trị xác định, để phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được ưu tiên cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất với quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của chương trình để không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư cũng như đối tượng thụ hưởng.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Trị có gần 95 nghìn người, tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Tin khác

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
Đọc nhiều

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Nhận định chứng khoán 11/3: Duy trì đà tăng

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Nhận định chứng khoán 17/3: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 13/3: Xu thế giằng co tiếp diễn
