
Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Dâu tằm đổ bộ chợ Việt, tiểu thương 'chốt đơn' mỏi tay

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Trường Đại học Điện lực: Phương án tuyển sinh năm học 2025

Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025
Sự kiện

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Chi tiết lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Tiêu điểm

Thương mại điện tử bùng nổ, thu ngân sách quý I đạt gần 35.000 tỷ đồng
Trong 3 tháng đầu năm 2025, ngành thuế đã thu được khoảng 34,5 nghìn tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, tăng 19% so với cùng kỳ. Tính trong 3 năm gần nhất, số thu từ lĩnh vực này đạt 296 nghìn tỷ đồng.
Nhằm hỗ trợ các hộ, cá nhân kinh doanh trực tuyến thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng hơn, từ cuối năm 2024, Cục Thuế đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành riêng cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Tính đến giữa tháng 3/2025, đã có hơn 55 nghìn hộ, cá nhân đăng ký và nộp gần 410 tỷ đồng qua Cổng, trong đó Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số thu.
Ngoài ra, Cổng điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đã ghi nhận 135 doanh nghiệp đăng ký kê khai, nộp gần 23 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện hướng dẫn chi tiết thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay theo quy định mới tại Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế sửa đổi.

Gia hạn thuế và tiền thuê đất năm 2025, hỗ trợ doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP, quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2025. Cụ thể, các loại thuế được gia hạn bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
Nghị định quy định rõ thời hạn gia hạn cho từng sắc thuế. Cụ thể, thuế GTGT phát sinh từ tháng 3 - tháng 8/2025 được gia hạn 5 tháng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản phải nộp quý I và quý II/2025 được gia hạn 3 tháng. Thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT của hộ kinh doanh được gia hạn đến 30/12/2025. Tiền thuê đất kỳ đầu năm 2025 cũng được lùi thời hạn nộp thêm 6 tháng, tức đến ngày 30/11/2025.
Đối tượng được áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động trong một số ngành nghề cụ thể. Trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, xuất bản, điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, khai thác dầu khí (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với dầu thô, khí thiên nhiên...), sửa chữa máy móc thiết bị và nhiều ngành sản xuất khác.
Chính sách này nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, giúp ổn định sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức. Nghị định nêu rõ thời hạn gia hạn cụ thể sẽ được tính theo từng sắc thuế, phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng áp dụng.
Việc ban hành Nghị định 82 thể hiện sự đồng hành của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tiếp tục duy trì hoạt động, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Vì sao trà sữa, đồ ăn Trung Quốc ‘đổ bộ’ thị trường F&B Việt Nam?
Thị trường F&B Việt Nam đang chứng kiến làn sóng "đổ bộ" mạnh mẽ của các thương hiệu trà sữa và đồ ăn Trung Quốc. Việc này tạo nên sự sôi động và đa dạng trong lựa chọn ẩm thực. Lợi thế về văn hóa ẩm thực tương đồng, giá cả cạnh tranh hướng đến giới trẻ, cùng chiến lược nhượng quyền linh hoạt là những yếu tố then chốt giúp các thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Điển hình như Mixue, chuỗi trà sữa khổng lồ từ Trung Quốc, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2018 và gặt hái thành công lớn, mở rộng mạng lưới cửa hàng rộng khắp.
Tuy nhiên, sự "bành trướng" này cũng đặt ra không ít thách thức. Bên cạnh việc liên tục đổi mới sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, các thương hiệu cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để xây dựng và duy trì lòng tin.
Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường F&B đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo lợi nhuận và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa xu hướng tiêu dùng, song cũng là nơi người tiêu dùng đánh giá và đưa ra phản hồi, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu từ Australia, Indonesia, Nga gần 1 tỷ USD
Trong hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 10,77 triệu tấn than đá, đạt giá trị 1,17 tỷ USD. Khối lượng nhập khẩu tăng 16,4%, nhưng giá trị kim ngạch lại giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2024. Giá than nhập khẩu trung bình trong giai đoạn này là 108,9 USD/tấn, giảm 21,5% so với năm trước.
Ba thị trường chính cung cấp than đá cho Việt Nam trong giai đoạn này là Australia, Indonesia và Nga, chiếm gần 83% tổng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, nhập khẩu từ Australia đạt 3,38 triệu tấn (460,04 triệu USD), từ Indonesia là 4,47 triệu tấn (375,02 triệu USD), và từ Nga là 946.645 tấn (140,14 triệu USD).
Số liệu thống kê của Cục Hải quan, nhập khẩu than đá của Việt Nam tăng mạnh kể từ mấy năm trở lại đây cụ thể: năm 2021 nhập khẩu than đá đạt 36,379 triệu tấn với trị giá 4,47 tỷ USD, tăng vọt lên 63,82 triệu tấn với trị giá 7,63 tỷ USD năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam dự kiến nhập khẩu từ 60 đến 100 triệu tấn than mỗi năm.
Việc tăng cường cả nhập khẩu và sản xuất trong nước nhằm đảm bảo cung ứng đủ than cho các nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp khác, góp phần ổn định và phát triển kinh tế quốc gia.

Giảm thuế nhập khẩu ô tô: Đa dạng hóa thị trường, tăng cạnh tranh
Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số dòng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, các dòng xe thuộc mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 hiện có thuế suất MFN là 64%, dự kiến giảm xuống 32%. Đối với mã HS 8703.24.51, thuế suất sẽ giảm từ 45% xuống 22,5%.
Thị trường ô tô Việt Nam hiện có quy mô khoảng 510.000 xe/năm, trong đó sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 338.000 xe, còn lại hơn 173.000 xe được nhập khẩu, chủ yếu từ các nước ASEAN với thuế suất FTA là 0%. So với các quốc gia trong khu vực, thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn khá nhỏ.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2030, nhu cầu tiêu thụ ô tô tại Việt Nam có thể đạt từ 1 - 1,1 triệu xe/năm. Điều này đồng nghĩa với việc trong vòng 5 năm tới, ngành ô tô trong nước cần phải đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Việc giảm thuế nhập khẩu dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 8,81 triệu USD. Tuy nhiên, chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận các dòng xe cao cấp với giá hợp lý hơn, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ô tô dự kiến đạt từ 1 đến 1,1 triệu xe/năm vào năm 2030.

Tín dụng 'bơm' mạnh, gần 200 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu tín dụng cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian ngắn. Đến ngày 12/3/2025, quy mô tín dụng toàn hệ thống đạt 15,81 triệu tỷ đồng, tăng gần 194 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2024 và xấp xỉ 164 nghìn tỷ đồng so với thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhận định, tín dụng đầu năm 2025 có dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 1,24% so với cuối năm 2024. Để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% cho cả năm, NHNN đã sẵn sàng các công cụ pháp lý để can thiệp khi cần thiết.
NHNN tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại giữ ổn định lãi suất, đồng thời kêu gọi giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn. Các ngân hàng cũng phải công khai minh bạch thông tin lãi suất.
Trong khi đó, tại TP.HCM, mặc dù dư nợ tín dụng giảm nhẹ so với cuối năm, nhưng vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tín dụng vẫn duy trì những điểm tích cực.

Thương mại điện tử bùng nổ, thu ngân sách quý I đạt gần 35.000 tỷ đồng
Trong 3 tháng đầu năm 2025, ngành thuế đã thu được khoảng 34,5 nghìn tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, tăng 19% so với cùng kỳ. Tính trong 3 năm gần nhất, số thu từ lĩnh vực này đạt 296 nghìn tỷ đồng.
Nhằm hỗ trợ các hộ, cá nhân kinh doanh trực tuyến thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng hơn, từ cuối năm 2024, Cục Thuế đã đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành riêng cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Tính đến giữa tháng 3/2025, đã có hơn 55 nghìn hộ, cá nhân đăng ký và nộp gần 410 tỷ đồng qua Cổng, trong đó Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số thu.
Ngoài ra, Cổng điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đã ghi nhận 135 doanh nghiệp đăng ký kê khai, nộp gần 23 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện hướng dẫn chi tiết thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay theo quy định mới tại Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế sửa đổi.

Gia hạn thuế và tiền thuê đất năm 2025, hỗ trợ doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP, quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2025. Cụ thể, các loại thuế được gia hạn bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
Nghị định quy định rõ thời hạn gia hạn cho từng sắc thuế. Cụ thể, thuế GTGT phát sinh từ tháng 3 - tháng 8/2025 được gia hạn 5 tháng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản phải nộp quý I và quý II/2025 được gia hạn 3 tháng. Thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT của hộ kinh doanh được gia hạn đến 30/12/2025. Tiền thuê đất kỳ đầu năm 2025 cũng được lùi thời hạn nộp thêm 6 tháng, tức đến ngày 30/11/2025.
Đối tượng được áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động trong một số ngành nghề cụ thể. Trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, xuất bản, điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, khai thác dầu khí (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với dầu thô, khí thiên nhiên...), sửa chữa máy móc thiết bị và nhiều ngành sản xuất khác.
Chính sách này nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, giúp ổn định sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức. Nghị định nêu rõ thời hạn gia hạn cụ thể sẽ được tính theo từng sắc thuế, phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng áp dụng.
Việc ban hành Nghị định 82 thể hiện sự đồng hành của nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tiếp tục duy trì hoạt động, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Vì sao trà sữa, đồ ăn Trung Quốc ‘đổ bộ’ thị trường F&B Việt Nam?
Thị trường F&B Việt Nam đang chứng kiến làn sóng "đổ bộ" mạnh mẽ của các thương hiệu trà sữa và đồ ăn Trung Quốc. Việc này tạo nên sự sôi động và đa dạng trong lựa chọn ẩm thực. Lợi thế về văn hóa ẩm thực tương đồng, giá cả cạnh tranh hướng đến giới trẻ, cùng chiến lược nhượng quyền linh hoạt là những yếu tố then chốt giúp các thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Điển hình như Mixue, chuỗi trà sữa khổng lồ từ Trung Quốc, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2018 và gặt hái thành công lớn, mở rộng mạng lưới cửa hàng rộng khắp.
Tuy nhiên, sự "bành trướng" này cũng đặt ra không ít thách thức. Bên cạnh việc liên tục đổi mới sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, các thương hiệu cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để xây dựng và duy trì lòng tin.
Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường F&B đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo lợi nhuận và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa xu hướng tiêu dùng, song cũng là nơi người tiêu dùng đánh giá và đưa ra phản hồi, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu từ Australia, Indonesia, Nga gần 1 tỷ USD
Trong hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 10,77 triệu tấn than đá, đạt giá trị 1,17 tỷ USD. Khối lượng nhập khẩu tăng 16,4%, nhưng giá trị kim ngạch lại giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2024. Giá than nhập khẩu trung bình trong giai đoạn này là 108,9 USD/tấn, giảm 21,5% so với năm trước.
Ba thị trường chính cung cấp than đá cho Việt Nam trong giai đoạn này là Australia, Indonesia và Nga, chiếm gần 83% tổng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, nhập khẩu từ Australia đạt 3,38 triệu tấn (460,04 triệu USD), từ Indonesia là 4,47 triệu tấn (375,02 triệu USD), và từ Nga là 946.645 tấn (140,14 triệu USD).
Số liệu thống kê của Cục Hải quan, nhập khẩu than đá của Việt Nam tăng mạnh kể từ mấy năm trở lại đây cụ thể: năm 2021 nhập khẩu than đá đạt 36,379 triệu tấn với trị giá 4,47 tỷ USD, tăng vọt lên 63,82 triệu tấn với trị giá 7,63 tỷ USD năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam dự kiến nhập khẩu từ 60 đến 100 triệu tấn than mỗi năm.
Việc tăng cường cả nhập khẩu và sản xuất trong nước nhằm đảm bảo cung ứng đủ than cho các nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp khác, góp phần ổn định và phát triển kinh tế quốc gia.

Giảm thuế nhập khẩu ô tô: Đa dạng hóa thị trường, tăng cạnh tranh
Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số dòng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, các dòng xe thuộc mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 hiện có thuế suất MFN là 64%, dự kiến giảm xuống 32%. Đối với mã HS 8703.24.51, thuế suất sẽ giảm từ 45% xuống 22,5%.
Thị trường ô tô Việt Nam hiện có quy mô khoảng 510.000 xe/năm, trong đó sản xuất và lắp ráp trong nước đạt 338.000 xe, còn lại hơn 173.000 xe được nhập khẩu, chủ yếu từ các nước ASEAN với thuế suất FTA là 0%. So với các quốc gia trong khu vực, thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn khá nhỏ.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2030, nhu cầu tiêu thụ ô tô tại Việt Nam có thể đạt từ 1 - 1,1 triệu xe/năm. Điều này đồng nghĩa với việc trong vòng 5 năm tới, ngành ô tô trong nước cần phải đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Việc giảm thuế nhập khẩu dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 8,81 triệu USD. Tuy nhiên, chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận các dòng xe cao cấp với giá hợp lý hơn, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ô tô dự kiến đạt từ 1 đến 1,1 triệu xe/năm vào năm 2030.

Tín dụng 'bơm' mạnh, gần 200 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu tín dụng cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian ngắn. Đến ngày 12/3/2025, quy mô tín dụng toàn hệ thống đạt 15,81 triệu tỷ đồng, tăng gần 194 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2024 và xấp xỉ 164 nghìn tỷ đồng so với thời điểm sau Tết Nguyên đán.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhận định, tín dụng đầu năm 2025 có dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 1,24% so với cuối năm 2024. Để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% cho cả năm, NHNN đã sẵn sàng các công cụ pháp lý để can thiệp khi cần thiết.
NHNN tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại giữ ổn định lãi suất, đồng thời kêu gọi giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn. Các ngân hàng cũng phải công khai minh bạch thông tin lãi suất.
Trong khi đó, tại TP.HCM, mặc dù dư nợ tín dụng giảm nhẹ so với cuối năm, nhưng vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tín dụng vẫn duy trì những điểm tích cực.
Multimedia
Longform Inforgraphic Ảnh

Kim loại màu Thái Nguyên hướng đến tuần hoàn chất thải

Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh. Bài 2: Doanh nghiệp Quảng Ninh đồng hành

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ tro xỉ

Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh! Bài 1: Góp phần hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng xanh

Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4
