Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia Quảng Nam: Hỗ trợ đồng bào dân tộc sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị

Sáng 10/5, tại tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 28/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 463) về phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị.

Tỉnh Quảng Nam triển khai Quyết định 463 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực
Tỉnh Quảng Nam triển khai Quyết định 463 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Phát triển công nghiệp dược liệu tạo sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghiệp dược liệu. Trong đó, vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên có nhiều loại dược liệu có giá trị kinh tế, giá trị về y tế, trong đó có sâm Ngọc Linh.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngành dược liệu chưa khai thác được tiềm năng, chủ yếu là khai thác thô, giá trị gia tăng thấp, chưa có sức cạnh tranh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị

Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; đồng thời, thực hiện Chiến lược quốc gia về công nghiệp dược liệu Việt Nam, Chương trình phát triển sâm Việt Nam, việc phát triển các trung tâm công nghiệp dược theo hướng hiện đại gắn với nghiên cứu khoa học, chế biến sâu và xây dựng thương hiệu là hướng đi cấp thiết. Đặc biệt, khu vực miền Trung – Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên đặc thù, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm. Đây là vùng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nên việc phát triển công nghiệp dược liệu không chỉ mang lại kinh tế, tạo sinh kế bền vững mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo.

Việc đẩy mạnh trồng sâm Ngọc Linh nói riêng, dược liệu nói chung tại trung du miền núi là hướng ưu tiên phát triển kinh tế trong những năm tới, là động lực khuyến khích người dân trồng phát triển cây dược liệu; đồng thời kêu gọi thu hút mạnh doanh nghiệp tham gia đầu tư chế biến công nghiệp dược liệu, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Để biến tiềm năng thành hiện thực cần có trung tâm công nghiệp dược liệu quy mô lớn, hiện đại, đảm bảo chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sâu và thương mại hóa. Vì vậy, Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

“Việc xây dựng, phát triển hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam không chỉ giúp nâng cao lợi thế của ngành dược liệu của Việt Nam mà còn tạo tiền đề để miền Trung – Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất, xuất khẩu dược liệu hàng đầu khu vực”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói và cho biết, Hội nghị triển khai Quyết định 463 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, tạo nền tảng vững chắc để phát triển công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam và khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Phát triển tỉnh Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Thông tin về kế hoạch triển khai Quyết định 463, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực” đã xác định mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia, lấy sâm Ngọc Linh làm cây chủ lực; xây dựng chuỗi giá trị đồng bộ từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

6 nhóm giải pháp để triển khai Đề án gồm: Xây dựng thể chế, chính sách; hoàn chỉnh các quy hoạch; thúc đẩy thu hút đầu tư; xây dựng và phát triển nuôi trồng dược liệu; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; quảng bá, xúc tiến thương mại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu

Trong các giải pháp, Đề án nêu rõ sẽ nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù và yêu cầu để hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam. Kể cả các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội nhằm thu hút đầu tư, nhất là phát triển sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh và một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, triển vọng phát triển.

Phát triển mạng lưới, hình thành chuỗi liên kết nuôi trồng, sơ chế, chế biến dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với các tỉnh, thành phố lân cận và trên cả nước. Tập trung chế biến, chế biến sâu, phát triển giống, nguồn gen sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống sâm Ngọc Linh và dược liệu khác.

Sâm Ngọc Linh và dược liệu Việt Nam nói chung chủ yếu mới dừng ở chế biến thô
Sâm Ngọc Linh và dược liệu Việt Nam nói chung chủ yếu mới dừng ở chế biến thô

Song song với sản xuất, chế biến, tỉnh Quảng Nam sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, gắn quảng bá và tiêu thụ sản phẩm từ dược liệu với quảng bá, xúc tiến du lịch.

Theo kế hoạch triển khai Quyết định 463, ngành Công Thương sẽ triển khai một số hoạt động chủ đạo gồm: Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam; xây dựng đề xuất Đề án tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và Chương trình phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam theo các quy định hiện hành.
Vũ Lê

Tin khác

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Phiên bản di động