Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?
Tiếp “lửa” cho những người trẻ làm khoa học Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị Các kênh đầu tư hiệu quả mà người trẻ nên biết |
Trà sữa, cà phê bình dân hút khách
Thay vì lựa chọn các thương hiệu cao cấp như Starbucks, Gong Cha hay Cheese Coffee, nhiều người trẻ đang chuyển sang các thương hiệu trà sữa và cà phê bình dân với mức giá chỉ từ 25.000 - 35.000 đồng. Sự chuyển dịch này diễn ra rõ nét nhất tại thành phố lớn như Hà Nội, nơi tập trung đông đảo sinh viên và người lao động văn phòng.
Trên nhiều tuyến phố gần các trường đại học như Đại học Quốc gia, Đại học Ngoại thương, Đại học Luật Hà Nội, có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt quán đồ uống giá mềm như Mixue, Đô Đô, Toco Toco, BoBaPop hay các tiệm take-away như ChaGo Tea & Café Express. Những quán này không cần khuyến mãi rầm rộ vẫn tấp nập khách ra vào.
Bạn Hoàng Gia Khánh, học sinh tại phường Văn Chương, quận Đống Đa chia sẻ: “Em ưu tiên chọn đồ uống dưới 30.000 đồng, em thường xuyên uống của các thương hiệu như Mixue hay Đô Đô, mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Giá đồ uống rẻ, vị vẫn ngon”.
![]() |
Nhiều người trẻ đang chuyển sang các thương hiệu trà sữa và cà phê bình dân. Ảnh: Nguyễn Vy |
Tương tự, bạn Trần Uyên Bảo Thy, sinh viên đại học (phường Hoàng Cầu, quận Đống Đa) cho biết: "Thay vì “check-in” tại các quán cà phê sang chảnh, giờ đây mình ưu tiên quán nhỏ có giá mềm, đồ uống ngon, thuận tiện mang đi học hay về ký túc".
Không chỉ học sinh, sinh viên, xu hướng này còn lan rộng trong giới văn phòng, những người vốn duy trì thói quen uống cà phê, trà sữa mỗi ngày nhưng đang phải “liệu cơm gắp mắm” giữa thời kỳ giá cả leo thang. Chị Trần Quỳnh Trang (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) cho biết: “Trước kia tôi uống matcha của Starbucks thường xuyên, nhưng giờ chuyển sang các quán nhỏ như Toco Fresh hay Matcha.holic, giá chỉ từ 30.000 đồng mà vẫn đảm bảo chất lượng”.
Thay đổi mô hình kinh doanh: Lấy Gen Z làm trung tâm
Sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Z đang khiến các doanh nghiệp F&B phải điều chỉnh nhanh chóng. Thay vì đầu tư vào mặt bằng lớn để phục vụ trải nghiệm tại chỗ, nhiều thương hiệu chuyển sang mô hình chuỗi nhỏ, tập trung take away và đặt gần các khu dân cư đông đúc, trường học.
Chị Trần Thị Hoài An, quản lý tại Matcha.holic (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận định: “Gen Z không cắt hẳn chi tiêu cho đồ uống mà tiêu dùng có chọn lọc hơn. Họ vẫn muốn trải nghiệm, nhưng yêu cầu hợp lý về giá. Chúng tôi mở 5 cửa hàng theo mô hình mang đi gần các trường đại học, giữ giá dưới 30.000 đồng và đổi mới thực đơn liên tục”.
![]() |
Sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Z đang khiến các doanh nghiệp F&B phải điều chỉnh nhanh chóng. Ảnh: Nguyễn Vy |
Bên cạnh yếu tố giá, giới trẻ cũng ngày càng quan tâm đến yếu tố sức khỏe và trải nghiệm cảm xúc. Theo một cuộc khảo sát của Q&Me, 65% Gen Z tại Việt Nam cho biết họ ưu tiên đồ uống lành mạnh hơn so với ba năm trước. Hơn 58% thường xuyên chia sẻ trải nghiệm đồ uống trên mạng xã hội, cho thấy yếu tố hình ảnh và cảm xúc đang đóng vai trò quyết định.
Các thương hiệu lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House đều đang điều chỉnh theo xu hướng này: Ra mắt trà trái cây ít đường, đồ uống dùng sữa hạt (sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa gạo lứt) hoặc thêm lựa chọn không đường, bổ sung probiotic. Đặc biệt, thiết kế sản phẩm cũng ngày càng “bắt trend” với màu sắc độc đáo, topping sáng tạo như foam muối, bọt kem, thạch dẻo hay thậm chí là hiệu ứng “đổi màu” để tăng khả năng viral trên TikTok.
Xu hướng “xanh hóa” cũng được chú trọng. Nhiều thương hiệu chuyển sang dùng ly giấy, ống hút thân thiện môi trường và lựa chọn nguyên liệu từ sữa hạt, thảo mộc thay vì sữa động vật truyền thống. Đây không chỉ là lựa chọn tốt cho sức khỏe mà còn thể hiện lối sống có trách nhiệm, một điều được Gen Z đánh giá cao.
Sự trỗi dậy của Gen Z không phải là một xu hướng nhất thời, mà là thay đổi mang tính cấu trúc. Nhóm khách hàng này không chỉ đông đảo mà còn ảnh hưởng mạnh đến truyền thông, xu hướng tiêu dùng và cả định hình chiến lược thương hiệu. Bắt kịp gu tiêu dùng ấy từ giá thành hợp lý, hương vị mới mẻ đến bao bì thân thiện sẽ là chìa khóa để thương hiệu F&B tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, ngành F&B Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng khả quan trong năm 2025 với tốc độ 9,6% dù thấp hơn mức 11,2% của năm 2024. Trong bối cảnh áp lực chi phí và cạnh tranh gia tăng, các thương hiệu có khả năng xoay trục nhanh, nhạy bén với hành vi người tiêu dùng sẽ có lợi thế rõ rệt. |
Tin khác

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

'Hàng Nhật bãi' bày bán vỉa hè: Thật - giả lẫn lộn

Bạc là tài sản định giá thấp và nhiều cơ hội đột phá

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Thị trường công tắc, ổ cắm cao cấp sôi động với cuộc đua thiết kế và công nghệ

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
