Sơn La: Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vùng đồng bào dân tộc

Là tỉnh miền núi, Sơn La đang nỗ lực khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sơn La: Triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Sơn La là một tỉnh miền núi, 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 50%. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa, đời sống của bà con DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa qua trọng nhằm khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, góp phần nâng cao mức sống của đồng bào và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phát huy lợi thế trồng cây dược liệu

Sốp Cộp là huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, có 8 xã, 106 bản, 2 điểm dân cư; trong đó, có 85 bản và điểm dân cư đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2021-2023, huyện Sốp Cộp được giao hơn 120 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Vườn ươm giống cây sa nhân của Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Ảnh: S.T)
Vườn ươm giống cây sa nhân của Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Ảnh: S.T)

Để biến tiềm năng thành lợi thế phát triển cây dược liệu bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, từ nguồn vốn các chương trình đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Sốp Cộp đã hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số trồng, chăm sóc cây dược liệu đặc hữu; thí điểm trồng một số loài dược liệu có giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, huyện đã vận động đồng bào phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hợp tác xã, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu hoặc trồng xen vào diện tích cây ăn quả chưa cho thu hoạch.

Hiện nay, số lượng các hợp tác xã (HTX) liên kết với đồng bào trồng và phát triển cây dược liệu ngày càng tăng, điển hình như: HTX nông nghiệp Toàn Duyên, HTX Long Hiếu, xã Sốp Cộp; HTX nông nghiệp Châu Thinh, xã Mường Và...

Tại các xã vùng thấp như: Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang tập trung trồng cây đẳng sâm, khôi nhung, cát sâm, hà thủ ô. Các xã vùng cao hoặc các xã có khí hậu mát mẻ, như: Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Lạn trồng sa nhân, quế, gừng... Huyện cũng xác định, đưa cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng.

Cải tạo mạng lưới chợ, thúc đẩy giao thương

Là huyện miền núi nghèo, Quỳnh Nhai có trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, chủ yếu là Thái, Mông, Kháng, Dao, La Ha. Quỳnh Nhai quyết tâm thực hiện nội dung "Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi" tại địa phương với tổng mức đầu tư, giá trị các khoản mục chi phí là 1,5 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, Chương trình MTQG 1719.

Chợ phiên Huổi Cuổi ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La (Ảnh: Lương Anh)
Chợ phiên Huổi Cuổi ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La (Ảnh: Lương Anh)

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư xây mới 1 chợ tại Xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu giao thương, buôn bán của nhân dân trong xã; hoàn thiện tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại của xã Mường Sại, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã Mường Sại đạt xã nông thôn mới và huyện Quỳnh Nhai đạt huyện chuẩn nông thôn mới vào năm 2025. Dự án được triển khai từ năm 2022 - 2024, tổng số vốn phân bổ là trên 1,2 tỷ đồng (năm 2022 phân bổ 885 triệu đồng, năm 2023 phân bổ 349 triệu đồng), tỉ lệ giải ngân đạt 100%.

Để đẩy mạnh thực hiện nội dung "Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi" tại địa phương giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, huyện Quỳnh Nhai phấn đấu thực hiện đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng chợ đúng quy hoạch. Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện để thu hút nguồn lực xã hội khác ngoài ngân sách tham gia đầu tư kinh doanh chợ, cân đối ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các chợ đã có để đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và hạ tầng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sơn La đã giải ngân 38,9 tỉ đồng đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nước sinh hoạt tập trung và hàng nghìn thiết bị nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.

Phấn đấu 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch (Ảnh: Nguyễn Nga)
Phấn đấu 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch (Ảnh: Nguyễn Nga)

Trong giai đoạn 2021-2023, huyện Sốp Cộp được giao hơn 120 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đến nay, huyện hỗ trợ cho 44 hộ mua téc, bồn chứa nước; đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung; bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Pu Hao, xã Mường Lạn. Hỗ trợ hơn 34,1 tỷ đồng khoán bảo vệ rừng đặc rụng, rừng phòng hộ. Gần 13 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh...

Còn tại huyện Phù Yên đã đầu tư thiết bị nước sinh hoạt phân tán cho 425 hộ; đầu tư 4 công trình nước sinh hoạt tập trung, cấp nước cho trên 1.000 hộ dân tại các bản Bãi Vàng, xã Đá Đỏ; Đồng Mã, xã Tân Phong; Thượng Lang, xã Mường Lang và Khe Lành, xã Mường Thải.

Đến nay, 3 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn công trình cấp nước bản Khe Lành đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để bàn giao và đưa vào sử dụng trong năm nay. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Ban Dân tộc tỉnh Sơn La cho biết, tập trung thực hiện Dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã góp phần đảm bảo cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá các công trình cấp nước, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước cho đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động làm thay đổi nhận thức, hành vi liên quan đến việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch và các công trình cấp nước ở từng khu vực, phấn đấu đến năm 2025, có 98,02% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Để Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao, Sơn La đã tăng cường phân cấp cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần và tiến độ giải ngân nguồn vốn… Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS để tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện.
Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Phiên bản di động