Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Huyện miền núi Thuận Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; qua đó, góp phần nâng cao đời sống của bà con.
Sơn La: Tiêu thụ nông sản thuận lợi nhờ liên kết chuỗi Sông Mã (Sơn La): Chủ động xây dựng vùng nguyên liệu nông sản

Thuận Châu là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đã được Thuận Châu triển khai đồng bộ và hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

Đặc biệt, huyện đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Việc triển khai thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án của chương trình đã góp phần nâng cao đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, góp phần giảm khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án; phấn đấu cuối năm đạt từ 90-100% kế hoạch vốn giao.

Huyện miền núi Thuận Châu đổi thay từng ngày (Ảnh: Quỳnh Liên)
Thuận Châu là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La (Ảnh: Quỳnh Liên)

Kết quả triển khai các dự án cụ thể như sau:

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

6 tháng đầu năm 2023 đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 120 hộ nghèo, đầu tư xây dựng 05 công trình nước sinh hoạt tập trung. Kết quả giải ngân thanh toán đến ngày 30/6/2023 bằng 27,24 % kế hoạch vốn giao.

Ước thực hiện đến hết năm 2023: Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 645 hộ nghèo, hỗ trợ nhà ở cho 170 hộ nghèo, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 498 hộ nghèo thiếu đất sản xuất, hỗ trợ đất ở cho 16 hộ nghèo, xây dựng 05 công trình nước sinh hoạt tập trung. Ước giải ngân thanh toán đến 31/12/2023 bằng 96,26% kế hoạch vốn giao.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Địa phương đã ký hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng bảo vệ rừng, đã phê duyệt diện tích thiết kế năm 2022 chuyển tiếp bảo vệ năm 2023 và hạng mục mở mới năm 2023 với diện tích là 22.327,1ha tại 20 xã với 225 cộng đồng bản. Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung tại bản Nậm Lầu, xã Nậm Lầu; thuộc tiểu khu 275, khoảnh 3, gồm 05 lô với diện tích là 30,373 ha.

Ước thực hiện đến hết năm 2023: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với diện tích 7.500 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên với diện tích là 22.237,1 ha; khoanh nuôi tái sanh có trồng rừng bổ sung với diện tích 30,373 ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ với diện tích là 345,34 ha. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo giá trị với 6 chuỗi. Ước giải ngân đến ngày 31/12/2023 bằng 100% kế hoạch vốn giao.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện đầu tư xây dựng 42 công trình cơ sở hạ tầng tại các bản đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Kết quả giải ngân đến ngày 30/6/2023 bằng 48,12% kế hoạch.

Ước thực hiện đến hết năm 2023: Thực hiện đầu tư xây dựng 42 công trình cơ sở hạ tầng tại các bản đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn; duy tu bảo dưỡng các công trình tại 12 bản đặc biệt khó khăn và 23 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Ước giải ngân đến ngày 31/12/2023 bằng 100% kế hoạch vốn giao.

Bê tông hóa đường giao thông nông thôn giúp đồng bào vận chuyển nông sản, hàng hóa thuận tiện, dễ dàng (Ảnh: Thủy Tiên)
Bê tông hóa đường giao thông nông thôn giúp đồng bào vận chuyển nông sản, hàng hóa thuận tiện, dễ dàng (Ảnh: Thủy Tiên)

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ mua sắm trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, thiết bị âm thanh, ánh sáng đáp ứng tối thiểu nhu cầu tập luyện, biểu diễn của các đội văn nghệ của 04 bản: Bản Chiềng Ve, bản Ái Khôm, xã Mường É; bản Trọ Phảng, bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha.

Đồng thời, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao đối với các Nhà văn hóa, khu thể thao các bản: Bản Ái Khôm, xã Mường É; bản Sen To, bản Bay, xã Tông Cọ; bản Trọ Phảng, bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha; bản Chiềng La, bản Cát Lót, xã Chiềng La.

Đầu tư sửa chữa, nâng cấp 01 nhà văn hóa. Ước giải ngân đến ngày 31/12/2023 bằng 100% kế hoạch vốn giao.

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Hiện địa phương đã ban hành kế hoạch phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Phê duyệt danh sách và nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất của 646 hộ dân tộc La Ha; thành lập các đoàn công tác đi thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng cho các hộ dân tộc La Ha trên địa bàn huyện năm 2023. Đầu tư xây dựng 11 công trình cơ sở hạ tầng tại các bản đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống.

Ước thực hiện đến hết năm 2023: Thực hiện hỗ trợ giống vật nuôi cho 646 hộ dân tộc La Ha; tổ chức 09 đoàn thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng cho 646 hộ dân tộc La; hỗ trợ thiết bị nhà sinh hoạt cộng đồng cho 12 bản; tổ chức 01 lớp truyền dạy tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu; hỗ trợ tổ chức phục dựng lễ hội xên bản tại 12 bản; đầu tư xây dựng 11 công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các bản đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống thành cộng đồng có tỷ lệ hộ nghèo cao… Ước giải ngân đến ngày 31/12/2023 bằng 60,74 kế hoạch vốn giao.

Nhà văn hoá cộng đồng dân tộc La Ha tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu là không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc (Ảnh: Trấn Long)
Nhà văn hoá cộng đồng dân tộc La Ha tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu là không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc (Ảnh: Trấn Long)

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện

Huyện đã thành lập 02 tổ công tác tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình tại các xã trên địa bàn huyện. Ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền vận động đồng bào.

Tổ chức 08 hội nghị tập huấn kiến thức phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào cho 867 đại biểu; 04 hội nghị tập huấn nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý cho 562 đại biểu; 01 hội nghị biểu dương tôn vinh, điển hình tiên tiến, phát huy vai trò người có uy tín. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chương trình tại các xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện được giao chủ đầu tư của dự án, tiểu dự án, nội dung. Ước giải ngân đến hết ngày 31/12/2023 bằng 100% kế hoạch vốn giao.

Nhìn chung, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thuận Châu được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, đúng quy định của Nhà nước.

Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Phiên bản di động