Doanh nghiệp Việt thích ứng với “luật chơi” mới khi đưa hàng hoá vào EU
Làm gì để giải quyết 3 không “định mệnh” với doanh nghiệp Việt? Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP |
"Luật chơi" mới
Sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam EU đã trở thành hiện thực. Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, với cơ cấu hàng hóa bổ sung lẫn nhau, lợi thế từ thực thi EVFTA đã giúp trao đổi thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu Việt Nam sang EU nói riêng tăng trưởng ấn tượng.
Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản… tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi liên tục tăng cao.
Tuy nhiên, ông Ngô Chung Khanh cũng cho biết, từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả này đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… với hàng hóa nhập khẩu gọi chung là các “tiêu chuẩn xanh”.
Theo đó, tiêu chuẩn này không chỉ là thách thức đối với doanh nghiệp mới xuất khẩu sang EU mà cả những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm tại thị trường EU, bởi các tiêu chuẩn vốn đã quen thuộc đang dần được thay đổi, bổ sung theo hướng yêu cầu cao hơn, xanh hơn. “Do đó, để xuất khẩu bền vững buộc doanh nghiệp Việt Nam phải đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững” – ông Khanh nhấn mạnh.
![]() |
Doanh nghiệp Việt thích ứng với “luật chơi” mới khi đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường EU |
Từ cuối tháng 6/2023, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR) khiến các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ và sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa bán ra không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021. Theo đó, nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.
Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ và các thị trường Đông Bắc Á ngày càng chặt chẽ hơn. Chính phủ Hoa Kỳ và Canada cũng đang cân nhắc các cơ chế tương tự CBAM và EUDR của EU. Ngoài ra, EU cũng nêu rõ nhóm mặt hàng nằm trong CBAM và EUDR sẽ được mở rộng trong tương lai.
Doanh nghiệp thích ứng
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng không chỉ giới hạn trong một vài thị trường ngách nhỏ, ở phân khúc cao cấp mà là yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường. Chuyển đổi xanh không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện mà đã trở thành “luật chơi” mới, điều kiện bắt buộc đối với sản phẩm nếu muốn tham gia thị trường.
Và trên thực tế, nhiều ngành hàng của Việt Nam đã, đang thực hiện xanh hoá và nhiều quy định của EU đã đang được thực hiện. Khảo sát nhanh cho thấy, có tới gần 70% doanh nghiệp Việt Nam đã biết về “chương trình từ nông trại đến bàn ăn” của EU trong chiến lược xanh áp dụng đối với sản phẩm nông sản thực phẩm; gần 80% doanh nghiệp có liên quan biết đến luật chống phá rừng của EU, gần 60% doanh nghiệp may biết đến Chiến lược dệt may của EU…
Để xuất khẩu bền vững, đáp ứng quy chuẩn của thị trường chủ chốt, các chuyên gia cho rằng cần những giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi giá trị. Ở góc độ khác, việc thích ứng với thách thức mới không chỉ duy trì khả năng cạnh tranh mà sẽ mở ra cánh cửa giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro về thị trường.
Về điều này, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho biết, dù chưa có thông tin đầy đủ về việc doanh nghiệp Việt Nam đang thích ứng hay đang sẵn sàng ở mức độ nào với việc tuân thủ tiêu chuẩn xanh hay yêu cầu về bền vững của EU nhưng chuyển đổi xanh là một quá trình, được thực hiện theo lộ trình từng bước để doanh nghiệp thích ứng từ từ. "Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có lộ trình thích ứng từ biết đến hành động và có sự chuẩn bị" - Bà Trang nhấn mạnh.
Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, từ góc độ doanh nghiệp, tới đây Tập đoàn sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ sản xuất xanh; phát triển sản phẩm mới có sử dụng nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế.
"Trong đó, Vinatex với mô hình Tập đoàn gồm nhiều đơn vị thành viên cần tập trung vào giải pháp phát huy tối đa sức mạnh tổng thể, tái cấu trúc để đáp ứng linh hoạt hơn với xu hướng thị trường, coi đó là điều kiện tiên quyết để tiếp tục phát triển và cải thiện vị thế trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu" - ông Hiếu thông tin.
Song hành cùng đó, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương thường xuyên, kịp thời theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, nhất là các điều chỉnh chính sách của thị trường lớn đang xuất khẩu để kịp thời đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ để có phản ứng chính sách phù hợp. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng tăng cường và đổi mới về xúc tiến thương mại hướng đến thị trường mới, nhiều tiềm năng; tuyên truyền, phố biến và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thế mạnh, những ưu đãi trong FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đặc biệt, Bộ Công Thương có những thông tin cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là thị trường đang có kim ngạch xuất khẩu lớn... để doanh nghiệp kịp thời ứng phó.
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
