Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) do Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Nghệ An.

Hoạt động nhằm giới thiệu khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Đồng thời, thông tin về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), các bước thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững; những khó khăn, thách thức và giải pháp thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Qua hội thảo nhằm kết nối các nhà khoa học, chủ rừng và doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ để phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, sản xuất hàng hoá thích ứng với quy định EUDR trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU
Việc chuẩn bị và thực thi EUDR khẳng định cam kết phát triển bền vững của Việt Nam, góp phần thúc đẩy thực hiện Hiệp định EVFTA. Ảnh: TTXVN

Trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Chương thương mại và phát triển bền vững bao gồm cam kết về quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, chống khai thác, thương mại gỗ bất hợp pháp và không gây mất rừng. Do vậy, việc chuẩn bị và thực thi EUDR khẳng định cam kết phát triển bền vững của Việt Nam, góp phần thúc đẩy thực hiện Hiệp định EVFTA.

Theo yêu cầu quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (SPG) của Việt Nam sang EU có nhiều cơ hội cũng như thách thức. Theo đó, hệ thống pháp luật quy định về tính hợp pháp của gỗ đầy đủ. Việt Nam đã cấm khai thác chính gỗ rừng tự nhiên từ năm 2014, nguồn nguyên liệu hiện chủ yếu từ rừng trồng trong nước. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU từ nguồn nhập khẩu cơ bản từ vùng địa lý tích cực và có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Bên cạnh những cơ hội lớn, các thách thức, khó khăn trong lĩnh vực khai thác rừng trồng cần phải nhận diện. Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản vào châu Âu, nhiều nông sản Việt Nam sẽ nằm trong danh sách phải điều chỉnh để thích ứng với quy định mới. Việc thông qua luật mới này là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, hướng tới xây dựng thương hiệu theo hướng trách nhiệm, minh bạch.

Trước các yêu cầu của thị trường, tại hội thảo cũng làm rõ quy định EUDR về sản xuất hàng hoá không mất rừng gồm các điểm chính: Không làm mất rừng, suy thoái rừng sau năm 2020; sản xuất theo quy định của nước sở tại: Phải tuân thủ quy định của Pháp luật Việt Nam về đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, tôn trọng quyền của cộng đồng, quyền của người lao động, tuân thủ quy định về thuế, phí… các quy định này được cơ bản dấp ứng khi hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu có chứng nhận quản lý rừng bền vững. Vì vậy, việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là giải pháp khả thi để thích ứng với quy định EUDR.

Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững cho biết, quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng (CCR) và thích ứng với quy định của Liên minh châu Âu về sản xuất hàng hoá không gây mất rừng (EUDR) là một trong những ưu tiên quan trọng của ngành lâm nghiệp nước ta và đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản, chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, tại Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có 1 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, triển khai quản lý bền vững, cấp chứng chỉ rừng ở nước ta vẫn còn khá chậm và cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa.

Tính đến tháng 11/2023 trên cả nước có 418.292 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 153.581 ha cấp theo hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia VFCS/PEFC và 281.295 ha cấp theo Hệ thống chứng chỉ FSC, có 16.584 ha được cấp chứng chỉ theo cả hai hệ thống VFCS/PEFC và FSC. Theo đánh giá, hiện diện tích này còn khá thấp so với kế hoạch đặt ra.

Riêng tỉnh Nghệ An, địa phương này đã xây dựng và triển khai, thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung: Phát triển rừng nguyên liệu có chứng chỉ rừng bền vững gắn với chế biến gỗ chất lượng cao giai đoạn 2017-2020; đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022- 2025...

Qua đó, ngành lâm nghiệp Nghệ An đã đạt nhiều kết quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 58%, tính đa dạng sinh học được bảo tồn, khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, người làm nghề rừng. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch tích cực, từng bước hình thành phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành lâm nghiệp Nghệ An cũng đã có bước tăng trưởng mạnh về trồng, khoanh nuôi rừng và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng đến năm 2022 đạt 58,36%. Đến nay, Nghệ An có 16.884,0 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC và FSC. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng là 50.000 ha; đến năm 2030 diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng là 100.000 ha.

Bảo Thoa

Tin mới cập nhật

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Tin khác

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ai sẽ là người hưởng lợi trong việc giá vàng liên tục leo thang?
Phiên bản di động