Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP
Chuyển động doanh nghiệp Việt: Triển vọng dự án siêu cảng tại Việt Nam, Apec Land Huế lỗ 11 tỷ đồng Làm gì để giải quyết 3 không “định mệnh” với doanh nghiệp Việt? |
Sự kiên trì từ doanh nghiệp
Tuy gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu như hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam (Vinasamex) cho rằng: "Con đường xây dựng một thương hiệu và nhãn hiệu riêng là một con đường không hề đơn giản và đối với Vinasamex chúng tôi đã trải qua điều đó và chúng tôi thấy được rằng nó là một con đường đòi hỏi chúng ta cần kiên trì và rất quyết tâm".
Bà Huyền chia sẻ, "ở Mỹ và Canada, nếu như vào Amazon, mọi người sẽ thấy rất nhiều các thương hiệu trà nổi tiếng Davidson, Teeccino… đều là khách hàng của Vinasamex. Một câu hỏi đặt ra là cho Vinasamex là tại sao lại không ra một dòng sản phẩm với thương hiệu của mình để khẳng định thêm uy tín của mình? Có thể sản lượng ban đầu mình bán chưa phải nhiều so với những mặt hàng khác. Tuy nhiên từng bước thương hiệu của mình sẽ được gia tăng và bao rộng thương hiệu của mình đối với khách hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Mỹ và Canada".
Xuất khẩu tôm sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh |
Vì vậy, Vinasamex đã quyết định xây dựng thêm hai thương hiệu nhỏ là Spice fest và Cinna kitchen với mục tiêu riêng - bà Huyền thông tin và cho biết, trong quá trình từng bước định vị và phát triển thương hiệu, Vinasamex cũng đã gặp rất nhiều khó khăn để đưa được sản phẩm vào các kệ siêu thị hay đưa lên sàn Amazon.
Trong đó, Vinasamex đã nhận được sự hỗ trợ từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để doanh nghiệp có được một gian hàng trên Amazon. "Điều này đòi hỏi sự kiên trì của doanh nghiệp" - bà Huyền khẳng định.
Bên cạnh đó, bà Huyền cho biết, Vinasamex hiện đang được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP, CTPPP, thì với những hiệp định này, các mặt hàng của Vinasamex xuất khẩu sang các thị trường đó không chịu thuế. "Tức là trước đây khi doanh nghiệp xuất khẩu đi từ 5% giảm xuống 3% và bây giờ là 0% thuế xuất khẩu và khách hàng nhập khẩu không chịu thuế" - bà Huyền lí giải và cho rằng, điều này hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, về vấn đề xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp không nên cứng nhắc. "Quan điểm của tôi là thực sự như cách tiếp cận của Vinasamex hay nhiều doanh nghiệp là chúng ta nên đi hai chân. Và nếu chúng ta chỉ đi theo con đường gia công thuần túy, trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn giúp chúng ta ổn định về đơn hàng, nhưng về dài hạn chưa phải là giải pháp hay. Chúng ta phải tính dài hạn đó là phải xây dựng một thương hiệu riêng, tức là đồng hành" - ông Khanh nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước
Bà Trịnh Huyền Mai - Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và hình thức xuất khẩu thông qua chuỗi cung ứng gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu ở dạng là nguyên thô, nguyên liệu để làm đầu vào cho các nhà sản xuất, nhà chế biến ở nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng cũng như thương hiệu riêng của Việt Nam còn rất khiêm tốn.
Về phía Bộ Công Thương, bà Mai thông tin, thời gian tới, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị liên quan kiên trì tiếp tục xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu theo ba cấp độ.
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, ý nghĩa, vai trò cũng như sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động, nâng cao năng lực cho về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Thứ ba, ở cấp độ quốc gia sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, cho các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.
Thứ tư, ở cấp độ ngành hàng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hiệp hội xây dựng được chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành, xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành. Qua đó không chỉ quảng bá và phát triển, bảo vệ các thương hiệu của mình ra thị trường thế giới.
Thứ năm, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới. “Những hoạt động xúc tiến thương mại dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm đối với từng mặt hàng đối với từng thị trường và chung tay cùng với Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia” – bà Mai nhấn mạnh.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019, được kỳ vọng là bước ngoặt tạo ra xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên thực thi CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng cho Việt Nam, là động lực mở đường cho hàng hóa Việt Nam sang các thị trường tiềm năng và mới mẻ. |