Làm gì để giải quyết 3 không “định mệnh” với doanh nghiệp Việt?
Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam – New Zealand Thương hiệu là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam |
Tình trạng 3 không này của doanh nghiệp Việt được một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc gói gọn bằng một con số. Vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính tới thời điểm hiện tại mới đạt 5,56%, so với mức 9,86% cùng kỳ năm ngoái thì mới đạt gần một nửa.
“Điều đó cho thấy việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh "đang có vấn đề phức tạp", ông Tú nói.
Tuy nhiên ông Tú không đi vào cụ thể vấn đề phức tạp đó là gì.
Dưới góc độ quản lý Nhà nước, sau các động thái chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại sau nhiều thời gian “lừng khừng” đã có những bước chuyển trong hạ lãi suất.
Nhưng bài toán lâu nay “ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp đói tiền” vẫn chuyển động ì ạch, thậm chí là ít chuyển động và câu chuyện này lại được nổi lên tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 do Quốc hội vừa tổ chức.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Mô tả về tình trạng này, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, nối tiếp nghịch lý kinh tế tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp của năm 2022, nghịch lý của năm 2023 là doanh nghiệp không hấp thụ được vốn và nhiều doanh nghiệp “đói vốn” nhưng lâm vào tình thế không thể, không dám và không cần vay vốn.
Đi sâu hơn, một số ý kiến cho rằng, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã tiêu cạn vốn và giờ thì đã suy kiệt. Tại Diễn đàn, không đề cập trực tiếp đến câu chuyện “thừa vốn – thiếu vốn”, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh đến một yêu cầu mà ông cho là “tối thượng”
“Chúng ta cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, đột phá thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, khôi phục củng cố niềm tin, tạo luồng sinh khí mới trong môi trường kinh doanh”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Có thể hiểu, việc khác phụ được bài toán “thừa vốn – thiếu vốn” đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề ra. Có lẽ đã đến lúc các ngân hàng không nên tập trung quá vào cuộc đua xuống đáy trong giảm lãi suất mà chính là cùng các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp ngồi lại để xem làm gì để doanh nghiệp tiếp cận được vốn bằng việc cải cách các điều kiện cho vay, hình thức cho vay.
Về phía doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tìm thị trường mới để xuất khẩu, tìm kiếm thêm các thị trường mới, khai thác các cam kết từ các hiệp định thương mại đã ký kết. Chú ý thêm các thị trường chính và cả thị trường ngách.
Cần tăng cường kết nối doanh nghiệp, phát huy vai trò thương vụ và việt kiều, phát huy quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam để mở rộng mạng lưới. Đồng thời tranh thủ thời gian này củng cố yếu tố quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, nâng cao trình độ nhân lực.
Có một yếu tố lâu nay ít được quan tâm đó là thị trường môi giới tài chính. Bối cảnh hiện này là lúc để thúc đẩy vai trò hệ thống, mạng lưới thông tin để người cần vốn và người đi vay có thể gặp gỡ nhau. Giảm bớt tính bất cân xứng thông tin trên thị trường vốn. Phát triển lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp và các trung gian tài chính, môi giới tài chính hiệu quả. Những giải pháp này không quá khó khăn để thực hiện được ngay. Và cuối cùng lại phải nói về vai trò của yếu tố chính sách.
Công bằng mà nói, thời gian qua, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành liên tục song việc tồn tại dai dẳng câu chuyện về vốn cho thấy, các chính sách này cần được kịp thời sơ kết, nhìn nhận các hiệu quả về đối tượng thụ hưởng để có thể đưa ra các điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
Thậm chí theo các chuyên gia, bởi hoàn cảnh khác thường của nền kinh tế cũng là lúc phải cần đến các chính sách đặc biệt, đúng đối tượng. Có như vậy thì hy vọng 3 không nói ở trên sẽ bớt dần đi cái tính “định mệnh” với các doanh nghiệp Việt.
Tin mới cập nhật

Từ lừa đảo trên mạng đến nỗi lo an toàn dữ liệu

Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Ứng dụng công nghệ giúp nâng cao hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông

Đừng ảo tưởng bằng giỏi đại học là "chìa khóa" vạn năng

Dạy thêm học thêm: Loay hoay chuyện “chính danh” đến bao giờ?

Viết trong ngày Nhà giáo Việt Nam: Học đường vẫn phải là nơi tốt nhất lan tỏa tình thương

Thu hút và trọng dụng nhân tài thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng

Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu: Đáp ứng kịp thời yêu cầu từ thực tiễn

Bệnh viện thiếu thuốc, hiệu thuốc “bao nhiêu cũng có”
Tin khác

Hà Nội ghi dấu ấn thành phố đổi mới sáng tạo

“Nhuộm áo” cho gạo Séng Cù: Đừng để màu sắc đánh lừa tri giác

Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ chối tiếp công dân là Phó giám đốc Sở

Làm đường cao tốc: Đừng để một chủ trương lớn bị mang tiếng

Xoá sổ trang web chuyên cung cấp dữ liệu vi phạm bản quyền: Vui và buồn

Hoá đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu: Đừng “ngại” khi triển khai

Từ vụ việc nhà khoa học Đinh Công Hướng nghĩ về thương mại hoá các kết quả nghiên cứu

Kỳ lạ đề xuất doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được quyền nghỉ bán… nếu lỗ

“Móng tay nhọn” cho “vỏ quýt dày” trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới

Loạn bác sĩ, dược sĩ quảng cáo sữa trái pháp luật, vai trò Bộ Y tế ở đâu?
Đọc nhiều

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 1/12/2023: Dầu giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ rải rác, trời rét
