Bình Phước phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên phạm vi toàn tỉnh với nhiều mục tiêu mới.
Bình Phước: Nghề dệt thổ cẩm của người Mnông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bình Phước: Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm trên 20% tổng dân số, những năm qua, tỉnh Bình Phước đã luôn đề cao, chú trọng trong công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Bình Phước phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Ảnh tư liệu)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 có 10 dự án thành phần, trong đó có 12 tiểu dự án và 33 nội dung, nhiệm vụ. Theo kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, nguồn thực hiện chương trình này là 873,41 tỷ đồng (ngân sách trung ương 793,41 tỷ đồng, ngân sách địa phương 80 tỷ đồng). Năm 2022, nguồn này là 215,713 tỷ đồng (trung ương 195,713 tỷ đồng, địa phương 29,357 tỷ đồng).

Để thúc đẩy nhanh tiến độ chương trình giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gồm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững.

Với chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh đã tổ chức giao vốn từ nguồn đầu tư phát triển cho 11 đơn vị cấp huyện, sở, ngành và tương đương là 10,11 tỷ đồng (giai đoạn 2021- 2025). Riêng năm 2022 là 876 triệu đồng và vốn từ nguồn đầu tư công của tỉnh, đến nay đã có quyết định phân bổ 64 tỷ đồng cho các đơn vị cấp huyện và tương đương.

Theo ông Nguyễn Lương Nhân - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước với quyết tâm thực hiện giảm nghèo bền vững cũng như chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã huy động, tập trung mọi nguồn lực, tích hợp các chính sách đẩy mạnh công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó tập trung hỗ trợ các nhu cầu thực tế của hộ nghèo như hỗ trợ xây dựng nhà ở, sửa nhà, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, hỗ trợ con giống, nông cụ, nước sinh hoạt… Nhiều địa phương làm đã tốt công tác này như Huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp…

Hướng tới nhiều mục tiêu mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình: Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Chương trình giảm nghèo sẽ góp phần giảm nghèo đa chiều và bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh hộ nghèo. Đồng thời, hỗ trợ người nghèo vượt lên, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, dần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn, miền núi với thành thị.

Mới đây nhất UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 42/KH- UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, chương trình được thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi của tỉnh; trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối tượng thụ hưởng là các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn...

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu của Chương trình là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tích hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số và miền núi

Cụ thể là phấn đấu giảm tối thiểu 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Giải quyết đất ở cho 48 hộ; giải quyết nhà ở cho 629 hộ (xây dựng mới nhà ở cho 431 hộ và sửa chữa nhà ở cho 198 hộ); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.300 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.310 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung với 4 công trình. Phấn đấu có trên 70% thôn có đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa; đầu tư hoàn chỉnh một số công trình cơ sở hạ tầng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư; xây dựng vùng nguyên liệu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các tổ hợp tác, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Bên cạnh đó, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Chương trình chia thành 10 dự án thành phần với các mục tiêu, đối tượng và nội dung cụ thể như dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất (chuyển đổi nghề), nước sinh hoạt; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc...

Thanh Thanh

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Việc loại bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Hiệp định CEPA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu hồ tiêu Việt.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Trong Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang trình Quốc hội, một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất trao quyền quyết định hoàn thuế cho các chi cục thuế.
Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 36,53 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó 3 thị trường chính là Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Phiên bản di động