Bình Phước: Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên
Bình Phước là tỉnh miền núi có vị trí biên giới đặc biệt quan trọng tiếp giáp với 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia. Trong những năm qua, nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng biên giới nói riêng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào.
![]() |
Hỗ trợ sinh kế cho bà con huyện vùng biên Bù Đốp |
Đến nay, cơ bản các ấp, xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng để phấn đấu thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư, tạo thuận lợi cho bà con đi lại và vận chuyển nông sản; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về tưới tiêu trong sản xuất; số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; 99,2% số hộ có điện lưới và các nguồn điện khác. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, các nghề truyền thống của đồng bào được khôi phục, phát triển.
Với quyết tâm thực hiện giảm nghèo bền vững cũng như chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, bà con vùng biên nói riêng, tỉnh Bình Phước đã huy động, tập trung mọi nguồn lực, tích hợp các chính sách đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Trong đó, tập trung hỗ trợ các nhu cầu thực tế của hộ nghèo như: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, sửa nhà, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, hỗ trợ con giống, nông cụ, nước sinh hoạt… Đồng thời, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, dần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn, miền núi với thành thị. Nhiều địa phương làm đã tốt công tác này như: Huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp…
![]() |
Diện mạo nông thôn vùng biên đổi thay từng ngày |
Tuy nhiên, qua triển khai thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số chính sách chưa phù hợp với phong tục, tập quán và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số; địa bàn vùng biên giới kéo dài và có địa hình phức tạp nên tình trạng người dân từ các địa phương khác tổ chức vượt biên trái phép còn xảy ra...
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc trong thời gian tới, tỉnh Bình Phước kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan tiến hành các bước chuyển đổi đất rừng, lâm nghiệp thành đất ở để sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân định cư tại các điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới và đồn, trạm biên phòng để họ an tâm sinh sống lâu dài tại khu vực biên giới. Sớm có văn bản hướng dẫn thống nhất về địa bàn bàn vùng “miền núi”, vùng “dân tộc đồng bằng”. Xem xét cho các xã biên giới có tỷ lệ từ 10% đến dưới 15% dân số là đồng đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng biên của tỉnh Bình Phước đã có nhiều thay đổi tích cực. Song song với việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bà con luôn giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc. |
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
