Quảng Ngãi: Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm
Nhằm bảo tồn và nâng cao chất lượng sản phẩm, dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” đã được xây dựng và triển khai. Dự án được triển khai trong 3 năm 2021- 2023 với quy mô 600 con giống lợn kiềng sắt và 18 hộ dân tham gia tại hai vùng sinh thái miền núi (huyện Ba Tơ, Sơn Hà) và đồng bằng (huyện Mộ Đức).
![]() |
Mục tiêu của dự án nhằm khôi phục và phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa |
Mục tiêu của dự án nhằm khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa bên cạnh việc góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu của tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống. Các hộ đồng bào tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn kiềng sắt theo hướng tập trung trước khi nhận lợn giống; được chuyển giao và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Trong quá trình chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và kỹ thuật phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên lợn. Vì vậy đã góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất và tạo sản phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng và cung ứng cho xã hội.
Nhằm nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cho các hộ ngoài mô hình năm 2022". Tham gia các lớp tập huấn gồm 60 học đến từ các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Mộ Đức và Minh Long. Báo cáo viên của lớp tập huấn là các cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi.
![]() |
Học viên được trang bị kiến thức trong chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học |
Thông qua các lớp tập huấn, học viên đã được trang bị thêm các kiến thức cần thiết trong chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học. Đồng thời là cơ sở để tiếp tục triển khai tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi tại các địa phương trong và ngoài vùng dự án. Đặc biệt là những người chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi quy mô nông hộ ở các huyện miền núi. Từ đó có thể nâng cao năng suất, chất lượng lợn kiềng sắt thương phẩm, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp tại các địa phương.
Thành công của mô hình nuôi lợn kiềng sắt không những thúc đẩy phương thức chăn nuôi tập trung các giống vật nuôi bản địa mà còn mở ra hướng sinh kế mới cho đồng bào dân tộc, đồng thời là mô hình mẫu để áp dụng cho các chương trình, dự án khác. Một ý nghĩa đặc biệt của Dự án nuôi lợn kiềng sắt là đã nâng cao nhận thức về bảo tồn giống vật nuôi bản địa cho người dân tham gia dự án và cộng đồng, tạo cơ hội để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở vùng miền núi.
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
