Quảng Ngãi: Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm

15:08 | 09/11/2022 In bài biết
Lợn kiềng sắt hay còn gọi là lợn cỏ là một giống lợn bản địa được cộng đồng các dân tộc thiểu số (Hrê, Cor, Ca Dong) ở vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi nuôi từ lâu đời.

Nhằm bảo tồn và nâng cao chất lượng sản phẩm, dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” đã được xây dựng và triển khai. Dự án được triển khai trong 3 năm 2021- 2023 với quy mô 600 con giống lợn kiềng sắt và 18 hộ dân tham gia tại hai vùng sinh thái miền núi (huyện Ba Tơ, Sơn Hà) và đồng bằng (huyện Mộ Đức).

Quảng Ngãi: Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm

Mục tiêu của dự án nhằm khôi phục và phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa

Mục tiêu của dự án nhằm khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa bên cạnh việc góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu của tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống. Các hộ đồng bào tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn kiềng sắt theo hướng tập trung trước khi nhận lợn giống; được chuyển giao và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Trong quá trình chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và kỹ thuật phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên lợn. Vì vậy đã góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất và tạo sản phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng và cung ứng cho xã hội.

Nhằm nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cho các hộ ngoài mô hình năm 2022". Tham gia các lớp tập huấn gồm 60 học đến từ các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Mộ Đức và Minh Long. Báo cáo viên của lớp tập huấn là các cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm
Học viên được trang bị kiến thức trong chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học

Thông qua các lớp tập huấn, học viên đã được trang bị thêm các kiến thức cần thiết trong chăn nuôi lợn kiềng sắt thương phẩm đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học. Đồng thời là cơ sở để tiếp tục triển khai tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi tại các địa phương trong và ngoài vùng dự án. Đặc biệt là những người chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi quy mô nông hộ ở các huyện miền núi. Từ đó có thể nâng cao năng suất, chất lượng lợn kiềng sắt thương phẩm, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp tại các địa phương.

Thành công của mô hình nuôi lợn kiềng sắt không những thúc đẩy phương thức chăn nuôi tập trung các giống vật nuôi bản địa mà còn mở ra hướng sinh kế mới cho đồng bào dân tộc, đồng thời là mô hình mẫu để áp dụng cho các chương trình, dự án khác. Một ý nghĩa đặc biệt của Dự án nuôi lợn kiềng sắt là đã nâng cao nhận thức về bảo tồn giống vật nuôi bản địa cho người dân tham gia dự án và cộng đồng, tạo cơ hội để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở vùng miền núi.

Mạnh Dũng

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/quang-ngai-xay-dung-mo-hinh-chan-nuoi-lon-kieng-sat-thuong-pham-234141.html