Hoa nở trên đất cằn Nậm Khắt
Quảng Nam: Hỗ trợ đồng bào dân tộc sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị Tuyên Quang: Hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ vùng đồng bào dân tộc |
Là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), Nậm Khắt đã vươn mình, trở thành vùng du lịch sinh thái thu hút du khách nhờ mô hình trồng hoa hồng trên đất lúa. Giờ đây, đến Nậm Khắt, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang, khu du lịch Ecolodge, những cánh rừng sơn tra mà còn thỏa sức ngắm "rừng" hồng bạt ngàn nơi non cao. Hoa hồng không chỉ tạo điểm nhấn sắc màu khi nhắc đến Nậm Khắt mà còn là hướng đi mới để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây thoát nghèo, làm giàu bền vững.
![]() |
Đồng bào DTTS xã Nậm Khắt chăm sóc cây hoa hồng |
Trước đây, Nậm Khắt là vùng đất khô cằn, khó khăn, đồng bào DTTS quanh năm chỉ canh tác được một vụ lúa nên thu nhập rất thấp. Những năm gần đây, Nậm Khắt đã có nhiều đột phá trong tư duy khi chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa một số giống cây mới vào sản xuất. Trong đó, trồng hoa trên đất nông nghiệp là mô hình phát triển kinh tế tiên phong, được đánh giá phù hợp với mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.
Đây là mô hình liên kết nằm trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Mù Cang Chải. Nhờ có định hướng đúng, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm mà cánh đồng vốn chỉ trồng lúa một vụ đã trở thành những cánh đồng hoa cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm. Đến nay, toàn xã Nậm Khắt có trên 50 ha đất trồng và cung ứng hoa ra thị trường. Cánh đồng hoa Nậm Khắt đã là địa chỉ cung ứng hoa tin cậy cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Với ưu điểm cánh lá dày, bông to, hoa đẹp, hoa hồng Nậm Khắt thu hoạch đến đâu đều được bao tiêu hết đến đó, nhất là những ngày lễ tết…
![]() |
Thu hoạch hoa hồng |
3 năm trước đây, nhận thấy khí hậu, điều kiện thời tiết đặc thù của Nậm Khắt thích hợp với cây hoa hồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa hồng Nậm Khắt đã triển khai liên kết, thuê đất của người dân để trồng hoa. Thời gian đầu rất khó khăn nhưng với quyết tâm thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất của đồng bào, các thành viên HTX đã đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con cho thuê dất dưới hình thức liên kết. Theo đó, HTX ký hợp đồng thuê đất với người dân trong 10 năm với giá 35 – 40 triệu đồng/ha/năm, tương đương 5 tấn thóc. Đồng bào không phải làm lúa mà vẫn có tiền. Ngược lại, HTX còn thuê nhân công chăm sóc hoa với mức lương 130.000 đồng/ngày. So với trồng lúa, mỗi ha trồng hoa sẽ cho thu nhập cao gấp 30 lần. Hơn nữa, trồng hoa cũng tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Với cách làm hợp lòng dân, đến nay, HTX Hoa hồng Nậm Khắt đã thuê gần 20 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả của hơn 80 hộ dân ở bản Nậm Khắt để trồng hoa. Từ đây, đồng bào không phải lo bám ruộng, lo mất mùa như trước mà đã làm cho HTX, được hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa và bao tiêu đầu ra.
![]() |
Mù Cang Chải Ecolodge - điểm du lịch sinh thái hấp dẫn tại bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt |
Sau thành công của mô hình trồng hoa hồng, Nậm Khắt tiếp tục triển khai trồng hồng không hạt và nhiều loại cây hoa màu khác. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong vận động, tuyên truyền để đồng bào hiểu và thay đổi tư duy, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa hồng và hồng không hạt nhằm cho thu nhập ổn định và tạo việc làm lâu dài.
Tưởng như nơi đây còn bộn bề khó khăn, nhưng thực tế lại có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Nậm Khắt đã làm được điều đó, khi các thế mạnh của địa phương được khơi thông thành dòng chảy kinh tế với Khu du lịch Ecolodge; du lịch hang động, tắm suối khoáng nóng cùng những nông sản đặc hữu như sơn tra, chè Shan tuyết, hồng giòn không hạt, hành, tỏi và hoa hồng.
Cuộc sống ấm no của đồng bào nơi đây đang hiện hữu trong từng nếp nhà. Những cánh đồng hoa hồng thực sự đã thay đổi đời sống của đồng bào vùng cao Nậm Khắt.
Nậm Khắt khuyến khích phát triển mô hình lên kết trồng hoa hồng để từ đó tạo tiền đề phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp... |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
