Tuyên Quang: Hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ vùng đồng bào dân tộc
Tuyên Quang: Những “dấu chân” hàng Việt Tuyên Quang: Tạo đà phát triển công nghiệp nông thôn |
Với lợi thế về khí hậu, đất đai màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, những năm gần đây, Tuyên Quang đã chú trọng sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Qua đó, vừa tăng thu nhập cho các hộ trồng chè, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, vừa tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo môi trường sinh thái…
![]() |
Phụ nữ Dao đỏ thu hái chè Shan tuyết cổ thụ (Ảnh: T.H) |
Với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm xấp xỉ 50% tổng dân cư, những năm qua, huyện Sơn Dương đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu chè hữu cơ nhằm giúp đồng bào phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Nắm bắt xu thế thị trường, ngay thời điểm đầu năm 2019, huyện Sơn Dương đã lựa chọn 3 ha chè từ 5 đến 7 tuổi của Hợp tác xã (HTX) Ngân Sơn Trung Long, xã Trung Yên để thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ. Giống chè tham gia mô hình là chè trung du và chè lai NDP1. Các diện tích chè chăm sóc theo quy trình hữu cơ được tái thiết đất trong 2 năm sử dụng phân vi sinh, loại bỏ tồn dư phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Sau 2 năm triển khai thực hiện, hiện nay, các diện tích chè đã được cấp chứng chỉ sản xuất hữu cơ. Huyện Sơn Dương đang tiếp tục dành nhiều nguồn lực để nâng cao giá trị cây chè, ưu tiên xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực như: Chè Tân Trào, chè Vĩnh Tân, chè Ngân Sơn…
![]() |
Mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương |
Tại huyện Na Hang, năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” tại xã Hồng Thái. Theo đó, 35 hộ đồng bào dân tộc Mông ở thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái thực hiện mô hình trên diện tích hơn 8 ha. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè và hỗ trợ đánh giá cấp chứng chỉ xác nhận vùng sản xuất đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Từ đó, làm tiền đề cấp chứng nhận sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Sau hơn 2 năm triển khai mô hình sản xuất chè hữu cơ, cây chè sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng ổn định. Hiện nay, năng suất chè búp tươi bình quân của các thành viên trong tổ hợp tác đạt 5,5 tấn/ha/năm, sản lượng đạt khoảng 44 tấn. Điều đáng mừng là giá bán chè búp tươi hữu cơ luôn cao hơn từ 40 - 50% so với chè truyền thống. Toàn bộ nguyên liệu chè búp tươi của các hộ tham gia mô hình được Công ty cổ phần Chè Kia Tăng thu mua với giá ổn định lâu dài.
![]() |
Quảng bá sản phẩm chè đặc sản tại Hội chợ thương mại - du lịch Tuyên Quang năm 2022 |
Trên đỉnh núi Kia Tăng huyện Na Hang chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống. Nơi đây chính là vùng chè nguyên liệu của Công ty cổ phần Chè Kia Tăng, thông qua HTX chè Sơn Trà để thu mua nguyên liệu. Ưu điểm lớn nhất của những rừng chè nơi đây là từ trước đến nay bà con hoàn toàn trồng tự nhiên nên khi làm các thủ tục công nhận hữu cơ rất thuận tiện. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế bởi đồng bào chưa biết cách canh tác, chăm sóc, thu hoạch đảm bảo năng suất cao. Từ khi liên kết với Công ty cổ phần chè Kia Tăng, bà con được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái nên những khó khăn dần được tháo gỡ. Những cố gắng, nỗ lực của đồng bào dân tộc nơi đây đã được đền đáp xứng đáng khi có tới 21 ha chè Shan tuyết ở xã Hồng Thái được công nhận đạt chuẩn hữu cơ và là niềm tự hào của nông nghiệp sạch Tuyên Quang. Sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
![]() |
Đồng bào dân tộc thực hiện các công đoạn chế biến chè tại Festival chè Shan tuyết 2023 |
Không chỉ có 3 mô hình HTX kể trên, hiện nay, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lựa chọn sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm giải quyết bài toán nâng cao giá trị sản phẩm đi đôi với bảo vệ môi trường như: HTX chè hữu cơ Ngân Sơn (xã Trung Long), HTX chè hữu cơ Sơn Trà (xã Hồng Thái); HTX chè Pà Thẻn (Chiêm Hóa)...
Tính ưu việt của sản xuất chè theo quy trình hữu cơ là tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, những diện tích chè chăm sóc theo quy trình hữu cơ, dù năng suất giảm 30% so với chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng chất lượng được đảm bảo hơn và giá bán cao gần gấp đôi. Sự khác biệt rõ nhất giữa sản xuất hữu cơ với sản xuất an toàn hay sản xuất thông thường là ở quy trình sản xuất: Sản xuất hữu cơ tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ. Trong khi đó, sản xuất theo phương pháp an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Chính vì vậy, nếu so về chất lượng và lợi ích môi trường, sản xuất hữu cơ vẫn bảo đảm bền vững hơn.
Những năm gần đây, cây chè đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Đặc biệt, chè Shan tuyết đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trở thành sản phẩm đặc trưng của vùng quê cách mạng. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập
