Quang Bình - Hà Giang: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người phát triển kinh tế

Huyện Quang Bình (Hà Giang) đã triển khai nhiều dự án tạo sinh kế, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.
Xín Mần - Hà Giang: Phát triển thương hiệu gạo tẻ Già Dui Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Khai thác thế mạnh địa phương từ các dự án chăn nuôi

Huyện Quang Bình (Hà Giang) có 92% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, người Pà Thẻn và Phù Lá là những DTTS rất ít người đang sinh sống trên địa bàn huyện.

Thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, Quang Bình đã triển khai hỗ trợ các dự án phát triển chăn nuôi cho người Pà Thẻn và Phù Lá. Đến nay, nhờ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ đồng bào đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nhiều hộ đồng bào đã mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ảnh: T.H
Nhiều hộ đồng bào đã mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ảnh: T.H

3 năm qua, huyện Quang Bình đã thực hiện hỗ trợ các mô hình tổ hợp tác như: Chăn nuôi lợn ở thôn Đồng Tiến; chăn nuôi lợn, trâu kết hợp tại thôn Thượng Sơn, thị trấn Yên Bình; thôn Phù Lá, xã Tân Nam; chăn nuôi trâu, dê tại thôn Lùng Lý, xã Xuân Minh; hợp tác xã nuôi bò thôn Nặm Khẳm, xã Tân Bắc... Huy động được hàng trăm hộ đồng bào tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ cho mỗi mô hình 500 triệu đồng.

Tiên Phong là thôn Đồng Tiến có 33 hộ dân tộc Pà Thẻn được hỗ trợ chăn nuôi lợn, số lượng mỗi hộ 8 con với cam kết duy trì chăn nuôi trong 3 năm. Phần lớn các hộ đồng bào chọn nuôi lợn đen, nấu cám cho lợn ăn nên chất lượng thịt thơm, ngon, tự chủ động được đầu ra của sản phẩm.

Theo đánh giá của Phòng Dân tộc huyện Quảng Bình, việc hỗ trợ chăn nuôi lợn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của bà con, phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng. Để dự án đạt hiệu quả cao, Phòng Dân tộc đã phối hợp với các ngành chuyên môn, các xã làm tốt công tác tuyên truyền, họp dân, bình bầu các nội dung hỗ trợ theo quy định của dự án, chủ động lựa chọn con giống phù hợp với từng địa phương và theo định hướng sản xuất hàng hóa. Từ đó, giúp các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và dần thay đổi tư duy trong chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do các yếu tố đặc thù về địa bàn cư trú, phong tục tập quán, trình độ dân trí nên ở một số nơi quá trình triển khai, thực hiện dự án còn gặp khó khăn, nhất là việc làm chuồng trại, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, đồng bào DTTS rất ít người còn được hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó, Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc được thụ hưởng chính sách phát triển du lịch theo Nghị quyết số 35 của HĐND tỉnh, được hỗ trợ theo Quyết định 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, HTX đã phối hợp với các nghệ nhân tổ chức dạy nghề dệt cho phụ nữ DTTS, truyền lại nghề cho thế hệ trẻ. Đến nay, các sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX ngày càng đa dạng, phong phú như: Trang phục dân tộc, chăn thêu, mặt gối, túi thêu...

 Quảng bá các sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn qua mạng xã hội. Ảnh: Quỳnh Hoa
Quảng bá các sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn qua mạng xã hội. Ảnh: Quỳnh Hoa

Hiện nay, HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn đang nỗ lực áp dụng chuyển đổi số, livetream bán hàng, giới thiệu các sản phẩm lên mạng xã hội. Từ đó, đưa sản phẩm thổ cẩm đến gần hơn với khách hàng và tăng gấp 2 lần lợi nhuận so với bán hàng truyền thống.

Đặc biệt, các sản phẩm của HTX không chỉ đảm bảo tính ứng dụng, thẩm mỹ, chứa đựng những câu chuyện nhân văn, ý nghĩa, mà còn được đánh mã vạch, có tem truy xuất, giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ. Qua đó, tạo niềm tin, chắp cánh cho thương hiệu sản phẩm dệt của người Pà Thẻn vươn xa.

Được Trung tâm khuyến công tỉnh Hà Giang hỗ trợ vốn, năm 2008, HTX dệt thổ cẩm truyền thống My Bắc, xã Tân Trịnh được thành lập với mong muốn dạy nghề cho thế hệ trẻ; tiến tới cải thiện sinh kế cho chị em phụ nữ DTTS. Hiện nay, HTX vừa dạy nghề cho chị em trong thôn, vừa trực tiếp sản xuất sản phẩm bán ra thị trường. Năm 2020, sản phẩm thổ cẩm My Bắc đạt chứng nhận OCOP 3 sao đã tạo động lực để HTX khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chị Tải Thị Mai - Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm truyền thống My Bắc cho biết, khách nước ngoài đến thăm quan My Bắc rất thích thổ cẩm bởi đây là mặt hàng 100% làm bằng nguyên liệu tự nhiên. Vải dệt được kéo từ sợi tơ, màu của sợi được làm từ các loại củ thiên nhiên như: Củ nghệ cho màu vàng, lá cơm đỏ cho màu đỏ, lá cây cơm xanh để tạo màu xanh... Các sản phẩm thổ cẩm của HTX đều mang màu sắc của núi rừng gắn với thiên nhiên, cây cỏ, gắn với văn hóa tộc người Pà Thẻn. Bởi thế, từ khi thành lập đến nay, HTX đã bán được hàng ngàn sản phẩm cho du khách các nước Bỉ, Áo, Đức, Mỹ, Anh, Pháp...

HTX hiện đang dệt 6 mặt hàng thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn và đang phát triển sản phẩm tranh treo tường. Đây là dòng sản phẩm mới, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo nhưng có dư địa thị trường và lợi thế cạnh tranh.

Việc thành lập các HTX vừa đảm bảo công việc ổn định cho chị em DTTS ít người vừa truyền nghề, dạy nghề dệt thổ cẩm cho con em trong thôn, xã. Điều này giúp cho nghề truyền thống - nét độc đáo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn được bảo tồn, trao truyền từ đời này sang đời khác.

Việc triển khai đồng bộ các dự án bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhân rộng những mô hình chăn nuôi nhằm phát huy lợi thế của địa phương đã tạo động lực và niềm tin cho đồng bào DTTS rất ít người ở Quang Bình vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Phiên bản di động