Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Với tiềm năng, lợi thế của một tỉnh miền núi, Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đặc sản của địa phương.
Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang) Cơ hội phát triển mới cho Hà Giang

Mỗi làng quê một sản phẩm

Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, Hà Giang có điều kiện phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương. Trong đó, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và được người tiêu dùng yêu chuộng như: Cam sành, chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, bò vàng vùng cao, gạo Già dui, thảo quả, các loại dược liệu, gạo nếp thơm, bánh tam giác mạch …

Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương
Đồng bào dân tộc thu hoạch cam sành

Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam sành lớn nhất cả nước. Trên mảnh đất địa đầu tổ quốc này, địa hình tương đối hiểm trở, khó khăn, cam sành được mệnh danh là “vàng trong đá” bởi sản phẩm hội tụ tinh túy nhất của đất trời, của những giọt mồ hôi và công sức của đồng bào nơi đây. Ngoài những điều kiện tự nhiên do thiên nhiên ban tặng, để tạo nên những trái cam vàng mọng, chất lượng, an toàn, các nhà vườn trong khu vực đều tuân thủ kĩ thuật trồng cam theo hướng VietGAP và cam hữu cơ. Sản phẩm cam sành Hà Giang được xếp vào hàng nông sản đặc sản Việt Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý và được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”.

Với hơn 70% diện tích là giống chè Shan tuyết được trồng trên những ngọn núi cao, Hà Giang là tỉnh phù hợp để phát triển sản xuất, chế biến chè chất lượng cao. Sản phẩm chè Hà Giang có nhiều lợi thế cạnh tranh và đã khẳng định là sản phẩm có lợi thế so sánh với những vùng chè truyền thống trong nước. Ngoài tiêu thụ trong nước, chè Shan tuyết Hà Giang đã có mặt tại 20 quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Cây chè được xác định là 1 trong 5 loại cây, con chủ lực trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm chè Shan tuyết gắn với thu hút đầu tư khu du lịch sinh thái tại các vùng có diện tích chè Shan tuyết cổ thụ để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Đồng bào Dao xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên chế biến chè

Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua, Hà Giang đã triển khai thành công việc phát triển cây dược liệu tại các huyện nghèo. Xác định việc xây dựng vùng trồng dược liệu theo chuỗi giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, Hà Giang đang kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong ngành dược liệu, kết hợp đầu tư từ các khâu trồng, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Với những định hướng đúng, chiến lược phát triển lâu dài, cây dược liệu trên địa bàn sẽ là một trong những cây trồng mới được đưa vào cơ cấu mùa vụ.

Không chỉ là cam sành, chè, dược liệu mà nhiều sản phẩm lưu niệm, hàng hóa đặc trưng và làng nghề Hà Giang cũng tạo được uy tín và niềm tin đối với người tiêu dùng, như: Lanh Lùng Tám của huyện Quản Bạ, chè Độ Khoa của huyện Bắc Quang, rượu thóc Nàng Đôn của huyện Hoàng Su Phì… Hiện còn nhiều sản phẩm khác của các làng nghề cũng đang trên đà phát triển nhằm duy trì và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn…

Đa dạng hóa kênh tiêu thụ

Bên cạnh những kênh tiêu thụ truyền thống, Hà Giang xác định, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua hoạt động văn hóa - du lịch là kênh tiêu thụ hữu ích giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở vùng sâu, vùng xa bán được hàng và giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Cam vàng Hà Giang được dán mã QR code và đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn

Theo đó, Hà Giang đã lựa chọn 8 nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực hỗ trợ sản xuất phục vụ du lịch như: Chè, mật ong, dược liệu, thực phẩm chế biến, sản phẩm đan lát, dệt may, thủ công mỹ nghệ, chế tác, sản phẩm rượu, hồng không hạt. Đồng thời, khai thác một số sản phẩm du lịch mới, khác biệt để tạo điểm nhấn, như: Khảo sát, lựa chọn một số cơ sở sản xuất công nghiệp đủ điều kiện đưa vào tour du lịch lồng ghép thăm quan các danh lam, thắng cảnh; cung cấp hình ảnh, nội dung thông tin đến các doanh nghiệp lữ hành để đưa vào chương trình du lịch sát với mùa vụ từng địa phương...

Đặc biệt, để xây dựng và bảo vệ thương hiệu, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực. Tiêu biểu như quả cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được các hợp tác xã dán tem truy xuất nguồn gốc. Người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR cod để tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Từ đây, sản phẩm cam sành của Hà Giang đã được bảo hộ và có chỗ đứng bền vững trên thị trường.

Đến nay, Hà Giang đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh gồm: Hồng không hạt Quản Bạ, gạo tẻ Già Dui Xín Mần, cam sành Hà Giang, chè Shan tuyết, thịt bò vàng… Một số sản phẩm đã được liên kết tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng bán sản phẩm Ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…

Để phát triển các sản phẩm chủ lực, thời gian tới, Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm rộng rãi qua nhiều kênh. Phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang và áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Triển khai các chính sách ưu đãi về xúc tiến thương mại và quảng bá các sản phẩm chủ lực trên thị trường trong và ngoài nước. Thu hút doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ lực…

Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Phiên bản di động