Đắk Nông: Đưa thổ cẩm truyền thống thành sản phẩm du lịch đặc trưng
Xuất khẩu nông sản Đắk Nông: Tận dụng hiệu quả các FTA Đắk Nông: Nâng tầm giá trị vùng lúa đặc sản Buôn Chóah |
Nghề dệt thổ cẩm phát triển rất sớm, rộng khắp trong các bon, buôn và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là nghề có giá trị cần được khôi phục, phát triển thành sản phẩm làng nghề gắn với du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
Với mục tiêu đưa thổ cẩm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, thời gian qua, Đắk Nông đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Thành lập những tổ hợp tác dệt thổ cẩm; tổ chức Hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm từ cấp bon, buôn đến cấp tỉnh; mở lớp truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch bền vững. Hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm; tổ chức các hội thi tay nghề giỏi, các lớp truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm tại các khu, điểm du lịch…
Nghệ thuật thêu, trang trí hoa văn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc M’nông. Ảnh: T.H |
Đặc biệt, tháng 1/2023, Đắk Nông đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023 - 2025”. Đề án hướng đến việc bảo tồn, phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời, đưa sản phẩm thổ cẩm truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đi vào thẩm mỹ và ý thức tự giác của các dân tộc, có lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống của mình. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm truyền thống để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
Đồng bào mặc trang phục thổ cẩm truyền thống trong các ngày lễ hội. Ảnh: T.H |
Đề án hướng đến các mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 70% trở lên các bon, buôn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghề dệt của người M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao. 60% nghệ nhân trở lên tại các bon, buôn có nghề dệt tổ cẩm được tham gia lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy thổ cẩm truyền thống các dân tộc thiểu số, kỹ năng ứng dựng trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch. Có từ 03-05 cá nhân được phong tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”, “nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực dệt thổ cẩm truyền thống.
Xây dựng ít nhất 01 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đề nghị cấp thẩm quyền đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xây dựng ít nhất 02 mô hình bảo tồn và phát huy thổ cẩm truyền thống các dân tộc thiểu số (trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm về thổ cẩm truyền thống).
Xây dựng ít nhất 02 mô hình tổ hợp tác dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn và phát triển dệt, sản xuất, may sản phẩm, trang phục thổ cẩm truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ tại một số điểm đến phục vụ khách du lịch.
Xây dựng ít nhất 01 mô hình dệt, trình diễn kỹ thuật dệt và các sản phẩm ứng dụng dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của các nghệ nhân và chuyên gia.
Tổ chức ít nhất 01 cuộc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số (trình diễn trang phục truyền thống và trang phục cách tân có sử dựng thổ cẩm) cấp tỉnh; 01 Ngày hội “Sắc màu văn hóa các dân tộc” gắn với Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam, gắn với Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam; 02 cuộc trình diễn trang phục truyền thống và cách tân làm từ thổ cẩm của các dân tộc thiểu số gắn với các sự kiện của địa phương.
30% bon, buôn nơi có tổ hợp tác dệt thổ cẩm được trang bị khung dệt cải tiến, trang thiết bị. 70% bon, buôn hoàn thành khảo sát, đánh giá các mô hình hợp tác xã, làng nghề thổ cẩm đặc trưng đưa vào các tuyến, điểm du lịch để phục vụ du khách tham quan.
70% trở lên học sinh tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh triển khai mặc trang phục truyền thống 02 buổi/tuần và mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết, ngày hội.
Hàng năm, rà soát, lập danh sách, có hình thức vinh danh các nghệ nhân dệt thổ cẩm có tay nghề giỏi; xây dựng hồ sơ nghệ nhân dệt thổ cẩm theo quy định để đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nhằm khuyến khích, động viên người dân tự hào và góp công sức của mình vào công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.