Đắk Nông: Nâng tầm giá trị vùng lúa đặc sản Buôn Chóah
Đắk Nông thực hiện nhiều giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững Xuất khẩu nông sản Đắk Nông: Tận dụng hiệu quả các FTA |
Hiện xã Buôn Chóah đang xây dựng thương hiệu lúa gạo riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực nâng tầm thương hiệu lúa gạo Buôn Chóah, từng bước chinh phục thị trường thế giới.
![]() |
Cánh đồng lúa xã Buôn Chóah |
Xã Buôn Chóah từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trong nhiều năm qua do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước thường xuyên diễn ra. Làm giàu từ cây lúa là điều mà bà con nông dân nơi đây chưa bao giờ nghĩ đến cho đến khi chính quyền huyện Krông Nô mạnh dạn chọn giống ST24, tiếp đó là ST25 trồng khảo nghiệm để thay thế những giống cũ không còn hiệu quả. Qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay, diện tích lúa ST24 và ST25 đã chiếm hơn 90% trên cánh đồng Buôn Chóah trải dài 700ha.
Khi đưa giống lúa ST24 và ST25 vào sản xuất theo quy mô hàng hóa, những nông dân M'Nông, Tày, Nùng đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và đáp ứng được quy trình khắt khe trong sản xuất lúa đạt chứng nhận VietGAP. Nhờ cây lúa, cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây ngày càng ấm no, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, không ít hộ đã làm giàu từ cây lúa. Đặc biệt, giống lúa đặc sản này đã mang lại bước ngoặt lớn cho hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn. Đó là sản xuất lúa theo hướng hàng hóa chất lượng cao, mang lại thu nhập cao cho đồng bào.
Để lúa gạo Buôn Chóah có chất lượng đồng đều, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông đã triển khai xây dựng dự án “Phát triển sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trên cánh đồng xã Buôn Chóah”. Dự án hướng đến mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao đạt chứng nhận VietGAP, nâng cao săng suất, chất lượng lúa gạo; liên kết với nông dân tổ chức sản xuất, tiêu thụ lúa gạo bền vững; nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa và thu nhập cho nông dân.
![]() |
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa giúp nâng cao hiệu quả sản xuất |
Năm 2021, Đắk Nông đã công nhận vùng sản xuất lúa Buôn Chóah là 1 trong 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của tỉnh. Điều đó tạo tiền đề quan trọng để thương hiệu “Lúa gạo Buôn Chóah” đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Thời gian qua, xã Buôn Chóah đã xây dựng được thương hiệu “Lúa gạo Buôn Chóah” riêng gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông - hệ thống hang động núi lửa Krông Nô. Trên địa bàn hiện có 2 hợp tác xã trồng lúa đang hoạt động hiệu quả, sản phẩm lúa gạo đều đạt các chứng nhận Ocop Năng suất lúa của hai hợp tác xã khá cao, một vụ trung bình thu hoạch hơn 10 tấn/ha, cá biệt có nơi năng suất đến 15 tấn/ha. So với mặt bằng chung thì năng suất, chất lượng lúa gạo Buôn Chóah cao hơn hẳn, thậm chí còn cao hơn vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, trên cánh đồng xã Buôn Chóah, địa phương đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện một số dự án phục vụ sản xuất lúa. Đó là dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm; xây dựng kênh mương và một số hạng mục phụ trợ phục vụ tưới tiêu… Đồng thời, tích cực hỗ trợ người dân, nhất là các HTX có điều kiện đầu tư dây chuyền sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm gạo Buôn Chóah. Ngoài nhãn hiệu đã có của các HTX, việc xây dựng, bảo hộ thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường sẽ được huyện đẩy mạnh. Đặc biệt, năm 2019, tuyến đường chính nối trung tâm huyện vào Buôn Chóah đã được đầu tư xây dựng. Qua đó, tạo điều kiện cho Buôn Chóah phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đồng bào vận chuyển hàng hóa thuận tiện, dễ dàng hơn.
Với những lợi thế sẵn có về vùng đất núi lửa trong hệ thống Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, huyện Krông Nô đang nỗ lực thực hiện những bước đi mới nhằm khẳng định, cánh đồng Buôn Chóah không những là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Đắk Nông mà còn là vùng chuyên canh lúa lớn nhất Tây Nguyên.
Tin mới cập nhật

Đắk Lắk: Liên kết trồng khoai lang để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ tơ sen

Châu Thành – Sóc Trăng: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với tiêu thụ sản phẩm

Bắc Kạn: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tin khác

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm vươn xa

Hà Giang: Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Quảng Trị: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao từ cây trẩu

Bình Phước: Hình thành vùng chuyên canh cây điều

Bình Định: Xây dựng thương hiệu dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc vươn lên khá giả từ cây sắn

Xín Mần - Hà Giang: Phát triển thương hiệu gạo tẻ Già Dui

Hoa nở trên đất cằn Nậm Khắt

Tuyên Quang: Hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
