"Ăn hương ăn hoa" hiểu sao cho đúng?
Ngành dịch vụ ăn uống vượt “bão” dịch nhờ đổi mới phương thức kinh doanh TP. Hồ Chí Minh: Lượng khách ăn uống tại chỗ vẫn còn vắng Những món ăn hỗ trợ giảm cân không nên bỏ qua |
"Ăn hương ăn hoa" được hiểu là một cách ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng, mang tính thưởng thức chứ không phải ăn "lấy lo, lấy béo" càng không phải là cách ăn sang chảnh hay là cách ăn của riêng người thành phố và càng không có nghĩa là cứ phải bỏ thừa đồ ăn mới là ăn hương ăn hoa. Theo đó, ăn hương hoa phải được thực hiện công phu ngay từ khâu chọn mua thực phẩm đến chế biến, bài trí món ăn rồi mới đến thưởng thức. Tuy nhiên, hiện nay không ít người lại hiểu không đầy đủ về câu nói này mà có cách nhìn nhận, hành xử khác nhau.
Gần đây, trên mạng xã hội nổi rần rần câu chuyện của một người bạn chia sẻ về việc đi ăn uống cùng những người bạn. Theo đó, nhóm bạn này gọi 1 gói hướng dương và 5 cốc nước (nhóm 5 người). Sau khi về nhà, người bạn này nhận được tin nhắn rằng: “Ê mày, chỗ bạn bè tao mới khuyên bảo, lần sau mày uống nước hay ăn uống gì thì đừng ăn, uống hết sạch sẽ như vậy, không là người ta đánh giá mày như người nhà quê mới lên thành phố ấy, ăn hương ăn hoa thôi, uống nước để lại ít nhất nửa cốc, ăn cũng vậy để lại nửa đĩa…”.
![]() |
Đi ăn đi uống chỉ ăn hương ăn hoa. Ảnh minh họa |
Ngay khi đọc được tin nhắn, người bạn này ngại đỏ mặt. Bạn này kể thêm: “Thật sự thì em có order 1 cốc bạc xỉu, em uống hết còn lại mấy viên đá thôi, em trước giờ đều vậy, không phải đói khát gì đâu mà em tiếc nếu bỏ lại ấy hoặc sợ chủ quán nghĩ đồ uống của họ không ngon, em nghĩ đơn giản vậy thôi”.
Người bạn cũng đã chia sẻ câu chuyện lên nhóm trên mạng xã hội để xin tips văn hóa ăn uống sao cho văn minh và xin tiếp thu vì lo sợ vốn sống ít, nhiều cái chưa cập nhật kịp.
Ngay lập tức, cộng đồng mạng đã cho người bạn này rất nhiều ý kiến. Trái ngược với việc phải để lại nửa cốc, nữa đĩa đồ ăn, “ăn hương ăn hoa” thì có người cho biết, nhai cả ly rồi bù tiền cho quán hay xin túi mang về .
![]() |
Cộng đồng mạng đưa ra ý kiến, lời khuyên cho người bạn chia sẻ câu chuyện của mình. Ảnh chụp màn hình |
Có người đồng quan điểm rằng “Ăn hết cả đá để nhân viên không mất công đổ mới là lịch sự”.
Nhiều người khác thẳng thắn khuyên không nên chơi với người bạn nhắn tin kia: “Bệnh sĩ chết trước bệnh tim, bỏ chơi với nhóm bạn đó, tiền mình mình tiếc chứ quan tâm làm gì đứa khác không cùng băng tần”.
Trong khi đó, về phía chủ quán, những người pha chế cho biết, hy vọng khách có thể uống hết để không phải trằn trọc vì sao khách lại chừa đồ uống, khách uống hết là đồ ngon và nhân viên đỡ cực. Thậm chí, có những quán dùng cốc nhựa, bê cốc còn nước trên khay nhiều khi còn bị đổ nữa, nên khách nhai cả đá càng tốt.
Hiện nay, nhiều hàng quán buffet tại Việt Nam cũng có quy định khách hàng lấy đồ ăn vừa đủ, nếu để dư sẽ bị phạt tiền.
Bên cạnh đó, tại Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, họ cho rằng để thừa đồ ăn trên đĩa là một điều bất lịch sự. Nếu ai đó làm vậy, chứng tỏ họ không thích bữa ăn, và còn làm phật ý chủ nhà.
Ở Ấn Độ cũng vậy, du khách nên ăn hết sạch phần ăn trên đĩa của mình. Việc đó thể hiện sự tôn trọng tới thức ăn - thứ được xem là điều thiêng liêng ở đây.
Nếu có dịp được mời dùng bữa tại Nhật Bản, thực khách cũng nên ăn hết đồ được phục vụ. Người Nhật cho rằng để thừa thức ăn dù đi ăn hàng hay ở nhà chính mình, nhà bạn bè cũng đều khiếm nhã. Việc này liên quan đến khái niệm “mottainai” trong văn hoá Nhật Bản, hiểu nôm na là cảm giác hối hận vì đã lãng phí.
>>> Quan điểm của bạn thế nào về vấn đề này? Chia sẻ ý kiến hoặc bài viết ở bình luận bên dưới.
Tin mới cập nhật

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Từ vụ cháy chùa Làng Vẽ: Tăng cường bảo vệ di tích

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Cẩn trọng ‘mánh khoé’ mạo danh nhà trường lừa tiền các tân sinh viên

"Sống ảo" trên mạng xã hội: Hoàn hảo hơn hay lại hại mình, hại người?

Quản lý vũ khí thô sơ: Không thể để dao phóng lợn lộng hành giữa thủ đô

Nhan nhản khóa học lấy bằng, chứng chỉ online: Đừng để mất tiền vì thói sĩ diện hão

Hải Idol bị khởi tố: Càng khoe mẽ lắm, càng cay đắng nhiều

Bẫy lừa từ mã QR ''rởm'': Cẩn trọng kẻo ''tiền mất tức mang''

Hoạt động trải nghiệm cuối kỳ: Học sinh háo hức, phụ huynh phân vân?
Tin khác

''Chặt chém'' du khách: Đừng vì chút lợi nhỏ mà làm ''vấy bẩn'' hình ảnh du lịch quốc gia

Ra MV tặng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng có đang "đùa với lửa"?

Gỡ áp lực tâm lý đè nặng sĩ tử giai đoạn nước rút

Cơ hội để người lao động “tái tạo năng lượng” trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

2 tháng lương không đủ tiền mua vé máy bay đi du lịch dịp lễ

Du lịch ra sao khi tăng giá vé máy bay?

Du lịch dịp 30/4 - 1/5, đi nghỉ lễ hay đi để “hành xác"?

Người bán hàng rong "chặt chém" khách du lịch: Cần ngăn chặn triệt để từ gốc

Áp lực mùa tuyển sinh: Chọn trường chuyên hay trường thường?

Huấn luyện viên Philippe Troussier mất việc, rồi sao nữa?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
