Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới
Hoa Kỳ chính thức nhập khẩu bưởi Việt Nam Lưu ý khi xuất khẩu chanh, bưởi của Việt Nam sang New Zealand Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam |
Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2025 đạt 1,164 tỷ USD, giảm 9,2% so với quý I/2024 và giảm 22,7% so với quý IV/2024.
Dù vậy, nhiều mặt hàng rau quả khác vẫn đang có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, trong đó có bưởi.
Quả bưởi tươi của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, Canada, EU, Đông Nam Á, New Zealand... Trong đó, bưởi da xanh được xuất khẩu nhiều nhất, chủ yếu từ một số tỉnh thuộc địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo như Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang.
![]() |
Quý I/2025, xuất khẩu bưởi mang về hơn 17,5 triệu USD, tăng tới 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái |
Quý I/2025, xuất khẩu bưởi mang về hơn 17,5 triệu USD, tăng tới 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, bưởi chính thức lọt nhóm 10 mặt hàng quả và quả hạch có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nâng thị phần từ 0,85% lên 1,5% chỉ trong 3 tháng.
Đến nay, bưởi tươi Việt Nam đã có mặt tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuối năm 2022, quả bưởi tươi - loại trái cây thứ 7 của Việt Nam, sau các loại xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa - được phép nhập khẩu vào Mỹ sau 5 năm đàm phán.
Tương tự, tháng 12/2022, bưởi tiếp tục mở cửa vào New Zealand theo đường chính ngạch, đánh dấu bước đột phá giúp kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Đến tháng 4/2024, Hàn Quốc là thị trường mới nhất “cấp visa” cho trái bưởi Việt, mở rộng hơn nữa dư địa và tiềm năng xuất khẩu.
Tăng trưởng xuất khẩu bưởi thời gian qua không đến từ sự ngẫu nhiên, mà phản ánh hiệu quả của chính sách mở cửa thị trường nông sản và sự nâng cấp về chất lượng vùng trồng. Việc Mỹ, New Zealand và gần đây là Hàn Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch bưởi Việt cho thấy loại trái cây này đã đạt được những yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại Mỹ, bưởi Việt Nam có lợi thế nhờ mùa vụ bổ sung cho nguồn cung nội địa và cạnh tranh được về giá. New Zealand là thị trường nhỏ nhưng có yêu cầu cao. Hàn Quốc, với quy mô nhập khẩu trái cây hơn 2 tỷ USD/năm, mở ra dư địa lớn nếu doanh nghiệp trong nước khai thác tốt các kênh phân phối.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước hiện có 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn; với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Đây cũng là vùng trồng nhiều bưởi da xanh nhất.
Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824ha), Vĩnh Long (8.619ha), Đồng Nai (5.426ha) với các giống bưởi nổi tiếng như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...
Tin khác

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
