Từ vụ cháy chùa Làng Vẽ: Tăng cường bảo vệ di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi Bảo tồn, phát huy giá trị di tích chùa Tây Phương Thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt |
Nhiều di tích thiệt hại từ hoả hoạn
Ngày 10/02/2025, thông tin chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang) - di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, xếp hạng năm 1994 đã bị cháy tòa Tam bảo đã gây nhiều tiếc nuối đối với công chúng, bởi ngôi chùa được xếp hạng di tích nghệ thuật quốc gia năm 1994, là ngôi chùa cổ, nằm ở vị trí đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
![]() |
Vụ cháy xảy ra tại chùa Làng Vẽ, Bắc Giang. Ảnh minh họa |
Theo như báo cáo ban đầu từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng toàn bộ tòa Tam bảo bị cháy, cùng với 25 pho tượng và hiện vật (8 bức hoành phi, 5 đôi câu đối, một số cửa võng, hương án...); các hạng mục khác là hai dãy hành lang, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách được bảo vệ an toàn. Hiện lực lượng chức năng đang tổ chức khám nghiệm hiện trường, tổng hợp thiệt hại và điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy.
Vụ cháy chùa Làng Vẽ không phải là vụ hoả hoạn đầu tiên liên quan đến di tích lịch sử mà thời gian qua đã có nhiều di tích lịch sử, văn hoá bị huỷ hoại, gây thiệt hại lớn như vụ cháy chùa Thuyền Lâm (TP Huế), chùa Phật Quang (Hà Nam) và Phổ Quang (Phú Thọ).
Trong đó, vụ cháy chùa Phổ Quang - ngôi chùa được xây dựng từ hơn 800 năm trước, nơi còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị đã gây thiệt hại lớn trong đó Bảo vật Quốc gia - bàn thờ Phật bằng đá (bệ đá hoa sen) bị vỡ 2 góc cánh hoa sen tầng thứ 5 (tầng trên cùng) và 1 góc cánh hoa sen tầng thứ 4. Toàn bộ phần gỗ, mái ngói âm, hệ thống điện bị cháy hỏng, hệ thống các pho tượng bằng đất và bằng gỗ trong ngôi tam bảo bị nhiệt tác động hư hại.
Hồi chuông cảnh báo
Vụ cháy chùa Làng Vẽ ngay trong đầu năm là hồi chuông cảnh báo đối với công tác bảo vệ an toàn, phòng chống cháy nổ tại các di tích lịch sử văn hoá bởi cả nước đang bước vào cao điểm mùa lễ hội trong đó có nhiều lễ hội gắn với các di tích có giá trị văn hoá tiêu biểu cũng như du lịch thu hút đông đảo người dân du khách hành hương về tham quan chiêm biếm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Theo đó, các địa phương cần phải tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các di tích lịch sử - văn hoá; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hoá và khách tham quan. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào cảnh báo các nguy cơ cháy, nổ; đảm bảo ứng phó kịp thời trong trường hợp cháy, nổ và phương án cứu nạn, cứu hộ tại các di tích có giá trị tiêu biểu và có tiềm năng phát triển du lịch.
Được biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh lễ hội năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có công văn yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng; đặc biệt là vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
Tại Bắc Giang, ngay sau vụ cháy chùa Làng Vẽ, chính quyền địa phương cũng đã kịp thời có chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và thờ tự nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bảo tàng, nhà trưng bày, nhà truyền thống, di tích lịch sử - văn hoá và các tài liệu, hiện vật đang được lưu giữ.
Sau khi xảy ra vụ cháy chùa Làng Vẽ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị chuyên môn đã có mặt tại hiện trường di tích, đánh giá sơ bộ thực trạng, nguyên nhân và bước đầu chỉ đạo biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả cũng như sớm đề xuất phương án tu bổ, tôn tạo di tích. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
