Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu
Ngân hàng là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu doanh nghiệp ‘ấm dần’, ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng |
Tháng 4/2025, trên thị trường sơ cấp, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức 20 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 42.427 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ, đạt 30,6% kế hoạch năm 2025.
Trái phiếu phát hành trong tháng 4 có các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm, trong đó chủ yếu là 2 kỳ hạn 10 và 5 năm, với tỷ trọng phát hành lần lượt là 72,2% và 23,6%, tương đương 30.640 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng.
Tại phiên đấu thầu cuối cùng của tháng, lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn 5, 10 và 15 năm lần lượt là 2,31%, 3,05%, 3,10% và 3,28%, tăng lần lượt 16, 9 và 5 điểm cơ bản so với phiên trúng thầu cuối tháng 3.
![]() |
Huy động thành công gần 42.430 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Ảnh minh hoạ |
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ, đạt 30,6% kế hoạch năm 2025.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị niêm yết trái phiếu chính phủ tại thời điểm ngày 29/4/2025 đạt 2.350.503 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên tháng 4 đạt 12.513 tỷ đồng/phiên, giảm 24,29% so với tháng liền trước.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng so với tháng 3, chiếm 4,3% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, trong đó khối này bán ròng 522 tỷ đồng.
Lợi suất giao dịch của trái phiếu chính phủ tăng nhiều nhất ở kỳ hạn 15-20 năm và 3-5 năm, đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,0026% và 2,5656%; giảm nhiều nhất ở kỳ hạn 25-30 năm và 10-15 năm, đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,1895% và 3,0816%.
Các kỳ hạn trung và dài hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường trong tháng 4, trong đó dẫn đầu các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất gồm 10 năm, 5 năm và 10-15 năm, tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 32,09%; 12,43% và 11,98%.
Khối ngân hàng thương mại tiếp tục giữ ưu thế về thị phần giao dịch trên thị trường trái phiếu chính phủ với tỷ trọng giá trị giao dịch thông thường và giao dịch mua bán lại so với toàn thị trường tương ứng là 50,23% và 81,29%.
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
Tin khác

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
