Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn tiềm năng phát triển Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh? Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’? |
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc tiềm năng trong năm 2025. Bởi lẽ, thị trường đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy nỗ lực.
Đặc biệt, kết quả tích cực của ngành du lịch là căn cứ vững chắc thúc đẩy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Vì du lịch cần hệ thống hạ tầng từ giao thông đến cơ sở lưu trú chất lượng để đảm bảo, duy trì tính hấp dẫn.
VARS dự báo trong thời gian tới, cùng với kết quả phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và cơ hội mở hơn từ hành lang pháp lý, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có những chuyển mình đáng kể.
Cũng theo VARS, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2025 sẽ tăng khoảng 80% so với năm 2024, dự kiến “bung” hàng khi các chủ đầu tư hoàn thành việc điều chỉnh về giá bán và chính sách. Nguồn cung chủ yếu là căn hộ dịch vụ tại các khu vực du lịch trọng điểm.
![]() |
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc tiềm năng trong năm 2025. Ảnh minh họa |
Đồng quan điểm, các chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, trong năm 2025, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi phục và thu hút đầu tư.
Các chuyên gia cũng chỉ ra loạt yếu tố tích cực đang tác động tới tốc độ phục hồi của phân khúc này gồm: kinh tế đang phát triển; lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế tăng mạnh; Chính phủ đã và đang triển khai tích cực các biện pháp để đạt mục tiêu đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với đó, vấn đề pháp lý liên quan đến condotel, biệt thự nghỉ dưỡng đang được khắc phục. Các dự án đang được phát triển, tái cơ cấu theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.
Tuy nhiên, khách hàng ngày càng thận trọng hơn trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn dự án. Giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án condotel với giá bán dưới 3 tỷ đồng/căn, các sản phẩm nghỉ dưỡng sở hữu lâu dài phục vụ mục đích lưu trú tại các khu vực có du lịch phục hồi mạnh.
Nhận định về phân khúc chung cư thời gian tới, các chuyên gia đều cho rằng, dù giá khó giảm nhưng mức tăng sẽ không nhiều như trước đây.
Trên thực tế, sau giai đoạn tăng giá kéo dài, đặc biệt là từ đầu năm 2024, theo báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, phân khúc chung cư tại Hà Nội đã chững lại trong quý I/2025 ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Cụ thể, theo Savills Việt Nam, trên thị trường sơ cấp, giá bán vẫn duy trì xu hướng tăng nhưng đã chậm lại. Giá trung bình chung cư sơ cấp (mở bán) tại Hà Nội hiện đạt khoảng 79 triệu đồng/m².
Trong khi đó, giá bán trung bình căn hộ thứ cấp (chuyển nhượng) trong quý I/2025 vào khoảng 60 triệu đồng/m², giảm khoảng 1% theo quý.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng dự báo, mặt bằng giá căn hộ chung cư vẫn duy trì ở mức cao và khó giảm sâu, đặc biệt là tại khu vực trung tâm các thành phố lớn. Tuy nhiên, đà tăng này sẽ chậm lại khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu ở thực và phù hợp với khả năng chi trả của người dân. |
Tin khác

Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
