Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: WTO nên là một bên cùng giải quyết các cuộc khủng hoàng toàn cầu
Nhận lời mời của Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala, Chủ tịch Đại hội đồng WTO Didier Chambovey và Phó Chánh Văn phòng thứ nhất của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Timur Suleimenov, từ ngày 10 – 17/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diễn dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) tại Geneva (Thụy Sỹ). Thành phần đoàn công tác bao gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hội nghị MC12 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như xử lý hậu quả của dịch Covid-19 và phục hồi nền kinh tế, thương mại sau đại dịch; căng thẳng địa – chính trị quốc tế dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế thế giới.
![]() |
Lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng WTO |
Tại Hội nghị MC12 lần này, các Bộ trưởng dự kiến sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, cấp bách như: giải pháp của WTO để đối phó với đại dịch Covid-19 (bao gồm cả đề xuất tạm miễn TRIPS – Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ), nông nghiệp, trợ cấp thủy sản, nông nghiệp, cải cách WTO, an ninh lương thực, thương mại điện tử, v.v…
Tại Hội nghị MC12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có bài phát biểu khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như khẳng định nỗ lực cùng với các Thành viên chung tay ứng phó với các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị MC12 |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vai trò của WTO đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, tổ chức này vẫn còn nhiều thiếu sót. “Chúng ta cũng nên nhận thức rằng đã đến lúc WTO phải tiến hành những cải cách cơ bản nhằm duy trì và củng cố 3 trụ cột cốt lõi, đồng thời thích ứng kịp thời với những thay đổi sâu sắc và yêu cầu mới của thời đại. Chưa bao giờ chúng ta nhận thấy các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, môi trường, an ninh lương thực và gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên cấp bách và cấp bách hơn hiện nay.” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói trong bài phát biểu của mình.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các Thành viên WTO bắt buộc phải đối mặt với nguyên nhân gốc rễ của những thách thức này và tìm ra các giải pháp thích hợp để WTO có thể vượt qua và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. WTO không nên tự giới hạn mình trong việc cung cấp một nền tảng đàm phán hiệu quả mà còn cần phải là một bên góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời duy trì và đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong thương mại thế giới.
“Về phía chúng tôi, kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hết lòng tham gia vào các Hệ thống thương mại. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các Thành viên WTO trong việc duy trì và củng cố hệ thống đa phương với cốt lõi là WTO, trong việc thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, cũng như đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa và nguyên liệu quan trọng trong khu vực và trên toàn thế giới.” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam đang rất coi trọng các cuộc đàm phán chính của WTO như trợ cấp thủy sản và nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn các Thành viên có thể tập trung vào các chủ đề cấp thiết và quan tâm như đảm bảo cung cấp lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho người dân một cách toàn diện và thiết thực. Tôi hy vọng rằng các Thành viên WTO sẽ sớm đạt được đồng thuận về những vấn đề như vậy.
Bền lề Hội nghị MC12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng tham dự một số phiên họp của Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (Nhóm Cairns), phiên họp về Thương mại và Khí hậu; cũng như các cuộc tiếp xúc song phương với một số đối tác như EU, Australia, Singapore, Israel... nhằm củng cố, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
