Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản khác năm 2025 đạt hơn 18 tỷ USD.
Bình Định: Xúc tiến thương mại cho sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ Hawa Expo 2025: Cơ hội "vàng" để gia tăng xuất khẩu gỗ VIFA EXPO 2025: Thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Thách thức bủa vây

Ông Lê Minh Thiện – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho biết, năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn do thị trường thế giới biến động khó lường đẩy chi phí logistics tăng cao hay các quy định ngày nghiêm ngặt về gỗ hợp pháp (EUDR hay Lacey), ngành gỗ vẫn giữ vững vị trí 1 trong 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp 16,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 21% so với năm 2023. Chỉ riêng ngành gỗ Bình Định với cộng đồng doanh nghiệp “thuần Việt” lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 62% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Tuy nhiên, bước vào năm 2025, bên cạnh những thách năm 2024 còn hiện hữu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ còn phải đối mặt với thách thức liên quan đến các chính sách thuế nhập khẩu ở thị trường Hoa Kỳ.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ năm 2025 hơn 18 tỷ USD, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn
Để đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ năm 2025 hơn 18 tỷ USD, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn

Làm rõ thêm các khó khăn này, theo ông Bùi Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ngày càng thắt chặt các quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, giảm phát thải carbon và trách nhiệm xã hội. Theo thống kê, hiện nay khoảng 85% nguyên liệu gỗ phục vụ ngành chế biến trong nước là gỗ nhập khẩu, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển nguồn nguyên liệu bền vững trong nước để giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, biến động kinh tế toàn cầu, chi phí vận chuyển gia tăng và sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia xuất khẩu gỗ lớn như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia cũng đặt ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, Hoa Kỳ có thể gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại dưới chính quyền mới, trong đó có khả năng áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng có thể tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nếu doanh nghiệp không đảm bảo chứng minh nguồn gốc hợp pháp và giá trị gia tăng thực sự tại Việt Nam.

Doanh nghiệp ngành gỗ phải làm gì?

Ông Nguyễn Tuấn Hưng – Đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, cơ sở giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu xuất khẩu lâm sản năm 2025 đạt trên 18 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2025, trong bối cảnh nhiều biến động khó lường nêu trên, việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. "Thông qua các hội chợ quốc tế chuyên biệt về ngành gỗ sẽ là kênh xúc tiến thương mại hiệu quả; tạo ra nhiều sự kết nối, giao lưu, hợp tác; giúp đưa hình ảnh gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến với các khách hàng trên toàn thế giới, thu hút khách hàng đến với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam", ông Nguyễn Tuấn Hưng nhận định.

Bên cạnh nâng cao năng lực sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần tăng xúc tiến thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA
Bên cạnh nâng cao năng lực sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần tăng xúc tiến thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA

Về phía địa phương, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, ngành gỗ đang là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 320 doanh nghiệp gỗ, chủ yếu xuất khẩu. Để thích ứng, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu lớn, Bình Định cũng đã tích cực vận động doanh nghiệp áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, FSC-CoC, VFTN.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển đa dạng thị trường; trực tiếp tham gia trồng rừng gỗ lớn, chủ động về nguồn nguyên liệu, hình thành liên kế và chuỗi cung ứng nguyên liệu để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và khai thác từ các khu rừng được quản lý bền vững, có chứng chỉ FSC, bước đầu đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường của các nước EU và Hoa Kỳ.

Cùng với sản xuất, tỉnh Bình Định dành nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại thông qua các chương trình hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài. Tỉnh cũng chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định không gây mất rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR) trên địa bàn tỉnh. “Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn để thích ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe về môi trường và phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh nói.

Còn đại diện Cục Xúc tiến thương mại thì cho rằng, để vượt qua thách thức, ngành gỗ Việt Nam ngoài nâng cao năng lực chế biến và sản xuất, các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do.

Theo ông Bùi Quang Hưng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP và CEPA tiếp tục mở ra những ưu đãi thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gỗ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế. “Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực tuân thủ quy định xuất xứ hàng hóa, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan để tăng cường xuất khẩu”, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bùi Quang Hưng khuyến nghị.

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức liên quan đến các thị trường xuất khẩu như tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt về gỗ hợp pháp, gỗ bền vững. Đặc biệt, năm 2025, xuất khẩu gỗ đi thị trường Hoa Kỳ còn đứng trước những lo ngại về chính sách thuế quan có thể áp dụng tại thị trường này trong thời gian tới.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỷ USD, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần chủ động chủ động nâng cao năng lực tuân thủ quy định xuất xứ hàng hóa; tăng cường xúc tiến thương mại và tận dụng hiệu quả các FTA.

Vũ Lê

Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việc Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của nhiều năm hợp tác sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam đạt 124 triệu USD, tăng 206,2%, chiếm 32,8% tổng nhập khẩu từ ASEAN và chiếm 2,2% tổng nhập khẩu với thế giới.

Tin khác

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaysia và New Zealand.
Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Nhằm tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đang tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9%.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 5 tỷ USD sang thị trường này.
Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội thâm nhập vào thị trường New Zealand nếu chú trọng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Đọc nhiều

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Hoa loa kèn, loài hoa gắn liền với tháng 4 đang bước vào vụ với mức giá tăng cao đáng kể. Tuy nhiên, người Hà Thành sẵn sàng chi tiền mua loại hoa đặc trưng này
Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Mận hậu đầu mùa được bán với mức giá cao vượt trội so với mọi năm, nhưng vẫn được những tín đồ ẩm thực sành ăn “săn đón”.
Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Theo số liệu thống kê, quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với nhiều đổi mới trong chương trình.
Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần chuẩn bị sẵn hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Quý 1/2025 thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng

Quý 1/2025 thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng

Quý 1/2025 thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán năm và tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro

Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư cần ưu tiên quản trị rủi ro cho danh mục trong giai đoạn này với việc hạ tỷ lệ cổ phiếu xuống thấp.
Phiên bản di động