Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Sắp diễn ra tọa đàm 'Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu' Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia

Chủ động ứng phó với cạnh tranh về thương mại quốc tế bảo vệ thương hiệu

Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động và có độ mở cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 thế giới. Trong những năm qua, giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã khẳng định được uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh, thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương và cả quốc gia. Theo nhiều ý kiến cho rằng, để thương hiệu Việt được xuất khẩu bền vững thì việc cần làm là doanh nghiệp phải xây dựng được Thương hiệu Quốc gia "chỉ mặt điểm tên" ngay từ sân nhà.

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Q.C

Chia sẻ về những thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp Việt trong quá trình xây dựng thương hiệu tại Toạ đàm "Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu" do Báo Công Thương tổ chức vừa qua, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết: Đầu tiên, doanh nghiệp phải xác định xây dựng thương hiệu cho nhãn hàng là cả một quá trình. Và để xuất khẩu được một mặt hàng ra nước ngoài có Thương hiệu Quốc gia thì việc sản xuất kinh doanh phải ổn định bền vững và có thương hiệu lâu dài. Đây là cái khó với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Vì phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, theo từng lô hàng, trong khi đối tác thì lại cần sự lâu dài và ổn định.

Thứ hai, cạnh tranh về thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương hiệu ngày càng phức tạp. Vượt quá khả năng của một doanh nghiệp, một địa phương, thậm chí là một ngành hàng. Vì thế rõ ràng với một doanh nghiệp có Thương hiệu Quốc gia thì việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Nhưng việc bảo vệ thương hiệu đó trong các tranh chấp quốc tế cũng là một vấn đề lớn mà chúng ta phải quan tâm ngay từ đầu.

Thứ ba, là việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Trước đây xuất chủ yếu là hàng thô, tăng lượng hàng công nghiệp chế biến để từ đó sản phẩm cung cấp ra thị trường ổn định, đảm bảo an toàn và bền vững, không chỉ cho một thị trường cụ thể mà các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Thứ tư, chúng ta phải có sản phẩm thuần Việt riêng. Việc định vị dấu ấn riêng với sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm địa phương sẽ giúp sản phẩm có tính đặc sắc ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm phải có giá trị gia tăng ở mức cao nhất... thì lúc đó Thương hiệu Quốc gia mới có tính ổn định, bền vững và chủ động.

Cuối cùng, sản phẩm phải có khả năng thích ứng với các yêu cầu đổi mới với người tiêu dùng cũng như đáp ứng đủ điều kiện từ các quy trình sản xuất theo các quy chuẩn quốc tế. Bởi, hiện việc các quốc gia châu Âu đang có chính sách bảo vệ môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng. Trong đó, khả năng thích ứng với các điều kiện, đặc biệt là khả năng xanh hóa đang là một trong những đòi hỏi mà các doanh nghiệp Việt cần phải quan tâm khi muốn xây dựng và bảo vệ Thương hiệu Quốc gia.

Tạo chuỗi sản xuất kinh doanh mang giá trị thuần Việt

Góp ý thêm về mặt giải pháp để sản phẩm Việt không chỉ khẳng định được giá trị Việt, thương hiệu Việt tại thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế, chuyên gia Thịnh cho biết, để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả Thương hiệu Quốc gia cần đồng bộ các giải pháp.

Cụ thể, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh số hóa và từ đó có kho dữ liệu về tất cả sản phẩm mình sản xuất ra, từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, thị trường, đổi mới thương hiệu cho đến các vấn đề liên quan đến sản phẩm mang Thương hiệu Quốc gia hướng đến sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước tạo chuỗi sản xuất kinh doanh mang giá trị thuần Việt. Việt có những hàng hóa mang tên tuổi và gắn liền với thương hiệu Việt Nam thì việc bảo vệ sẽ chủ động, dễ dàng hơn.

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Secoin tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ ở nước ngoài. Ảnh: Secoin

Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phải đổi mới sáng tạo, từng phân khúc thị trường, từng thời điểm cũng như từng lứa tuổi, từ đó nâng cao được chất lượng của thương hiệu. Nghĩa là chúng ta phải đổi mới liên tục thương hiệu thì lúc đó tự thương hiệu sẽ có khả năng tồn tại lâu dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực sử dụng các nguyên nhiên vật liệu trong nước, giảm thiểu tối đa nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, chủ động trong quá trình cung cấp nguyên nhiên vật liệu ổn định trong sản xuất kinh doanh cũng như là nâng cao được hiệu quả những sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Điều quan trọng, khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường lớn thì cần phải đăng ký thương hiệu để bảo vệ thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng thương hiệu và đảm bảo thương hiệu của mình phát triển ổn định, bền vững.

Về phía nhà Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương, cần quan tâm và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, đưa ra những chỉ dẫn để doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

Nhà nước cần có cơ chế chính sách, hướng dẫn về thủ tục hành chính và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy được cao nhất thương hiệu mình đang có và giữ được thương hiệu đó từ đó ổn định thương hiệu quốc gia.

Để phát triển Thương hiệu Quốc gia mạnh mẽ hơn, bà Đinh Hoài Giang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Secoin kiến nghị, cần tăng cường hỗ trợ về chính sách và tài chính: Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vươn lên đạt Thương hiệu Quốc gia, chúng tôi đề nghị nhà nước và các cơ quan liên quan tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ tài chính, như các gói vay ưu đãi hoặc chính sách miễn giảm thuế, để khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các chương trình tiếp cận thị trường quốc tế, cần được tổ chức thường xuyên hơn với quy mô lớn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ đối tác quốc tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa.

Phối hợp cùng các doanh nghiệp giải bài toán làm sao có thể đưa được sản phẩm được thiết kế và sản xuất đến tay người tiêu dùng trên thế giới dưới chính tên thương hiệu Việt Nam.

Nhóm phóng viên

Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.

Tin khác

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.
Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Phiên bản di động