Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong nước; đồng thời cũng có sự hỗ trợ tư các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực này.
Theo đó, Bộ Công Thương và các cơ quan tổ chức có liên quan đã tham gia nhiều thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương Như: Thỏa thuận hợp tác về công tác bảo vệ người tiêu dùng giữa Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc được ký kết từ ngày 17/5/2015. Theo thoả thuận này, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hai nước sẽ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực: chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp điều tra và các hoạt động hợp tác khác về bảo vệ người tiêu dùng.
Đến nay, Việt Nam ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA). Trong đó, 9 FTA điều khoản hoặc Chương riêng quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, gia, dù quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường không được quy định trực tiếp trong Hiệp định, nhưng các nội dung về quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được thể hiện gián tiếp thông qua các quy định về chất lượng sản phẩm, minh bạch hóa thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, các biện pháp vệ sinh dịch tễ hoặc lồng ghép trong các nội dung về cạnh tranh.
![]() |
Đến nay, Việt Nam ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) |
Trong khuôn khổ thực thi các cam kết về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các FTA, các nước thành viên tuân thủ các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản, các quy định về hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng nhằm đảm bảo lợi ích thương mại và đầu tư do các FTA mang lại. Ngoài ra, trên cơ sở các hiệp định ký kết, Việt Nam đã phối hợp với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng một số nước liên quan triển khai hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng.
Điển hình, trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), liên quan đến công tác bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (nay là Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia) đã phối hợp với Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc và Ban Thư ký ASEAN tổ chức chuỗi sự kiện về bảo vệ người tiêu dùng khu vực: “Xây dựng Hệ thống giải quyết tranh chấp khu vực về thương mại điện tử và Cơ chế phối hợp liên cơ quan nhằm tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử khu vực” và Khóa đào tạo “Nâng cao năng lực điều tra và xử lý tranh chấp thương mại điện tử” năm 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn 2011 - đến nay, các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam cũng đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Mạng lưới thực thi bảo vệ người tiêu dùng quốc tế (ICPEN), Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP)…
Trong đó, ICPEN là mạng lưới quốc tế lớn nhất trên thế giới về bảo vệ người tiêu dùng với 60 thành viên là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan, Canada, Úc, Mexico... và 3 tổ chức quốc tế làm quan sát viên bao gồm: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Uỷ Ban Châu Âu (EC) và Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển kinh tế (UNCTAD). Sau 2 năm tham dự ICPEN với vai trò là quan sát viên, năm 2013 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 41 của mạng lưới ICPEN.
Sau khi trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các cuộc họp thường niên cũng như các hoạt động do ICPEN khởi xướng, đặc biệt là việc tham gia các Nhóm làm việc cũng như triển khai các các hoạt động rà soát hàng năm tại Việt Nam.
![]() |
Đại diện Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 29 của ACCP và các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ hợp tác ACCP tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: VCA |
Trong khi đó, ACCP là một tổ chức được thành lập từ tháng 8 năm 2007 với 10 thành viên là các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng từ 10 quốc gia ASEAN (trong đó có Việt Nam). Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) của Việt Nam là một trong những thành viên tham gia sớm và có nhiều đóng góp tích cực. Không chỉ nhiều lần tham gia làm Chủ tịch, nước chủ nhà các cuộc gặp thường niên, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia còn cử người tham gia và chủ trì nhiều Nhóm làm việc cũng như chủ trì nhiều hoạt động quan trọng trong khuôn khổ ACCP.
Mới đây nhất, từ ngày 18 đến ngày 22/11/2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của ACCP và các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ hợp tác ACCP tại Viêng Chăn, Lào.
Tại chuỗi sự kiện, Chủ tịch của ACCP năm 2024, ông Loke Shiu Meng, Uỷ ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore, bày tỏ vui mừng khi công tác bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN ngày càng phát triển và được chú trọng hơn. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh việc tăng cường các hoạt động hợp tác giữa ACCP và các đối tác quốc tế trong bối cảnh giao dịch trong môi trường kỹ thuật số ngày càng nhiều, các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nhắm vào đối tượng yếu thế, đồng thời, ông cũng đề cập đến yếu tố phát triển bền vững trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia chia sẻ, tại sự kiện, các nước thành viên ASEAN đã tham gia họp Ban chỉ đạo dự án (PSC) lần thứ 12 cho Dự án hợp tác ASEAN - Đức trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên cũng cùng nhau rà soát các kết quả của Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN 2025 (ASAPCP). Đồng thời, các cuộc họp thảo luận về việc xây dựng ASAPCP giai đoạn 2026 - 2030 cũng được diễn ra với định hướng: Tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng tại các nước thành viên; Xây dựng các tiêu chuẩn chung về bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực; Tăng cường hợp tác xuyên biên giới trong khu vực; Tăng cường trao quyền cho người tiêu dùng thông qua nâng cao nhận thức người tiêu dùng và các bộ quy tắc ứng xử dành cho doanh nghiệp; Đảm bảo quy định pháp luật đủ mạnh để xử lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật số và các vấn đề mới nổi khác...
“Với tư cách là một thành viên của ACCP, đại diện của Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với nhiều hoạt động chung và chủ động cập nhật cho Hội nghị một số thông tin liên quan đến công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay.
Có thể thấy, việc tích cực tham gia và phối hợp với các cơ quan quốc tế không chỉ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai hiệu quả các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn góp phần khẳng vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
