Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP
Xuất siêu 9,4 tỷ USD
Theo tổng hợp thông tin tình hình hợp tác, giao thương của Việt Nam với thị trường thành viên CPTPP của Trung tâm Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, năm 2024, trong xu hướng hồi phục của thương mại toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP ước đạt 55,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính xuất siêu của Việt Nam với thị trường CPTPP lên tới 9,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với mức xuất siêu 4,7 tỷ USD trong năm trước.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang thị trường CPTPP ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực, bởi theo lộ trình đã cam kết, năm 2024 nhiều mặt hàng được hưởng thuế 0% hoặc đang trên lộ trình giảm dần thuế về 0%.
![]() |
Da giày là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao sang thị trường CPTPP năm vừa qua. Ảnh minh hoạ |
Đáng nói, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường thành viên CPTPP trong năm qua tập trung nhiều ở nhóm công nghiệp chế biến chế tạo với 6 mặt hàng dẫn đầu đều thuộc nhóm này, bao gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; giày dép các loại. Đây cũng là những nhóm hàng đem lại động lực tăng trưởng lớn nhất, bởi nhóm 6 mặt hàng này đã chiếm 59% tỷ trọng trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường CPTPP.
Trong năm vừa qua, da giày được ghi nhận là một trong số ngành hàng tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết. Soi vào kết quả xuất khẩu 11 tháng năm 2024 có thể thấy, bên cạnh thị trường khối CPTPP tăng 7%, đạt trên 3,4 tỷ USD, thì xuất khẩu sang thị trường thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) tăng mạnh tới 20%, đạt trên 1 tỷ USD; thị trường khối Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) tăng 14%, đạt trên 5,91 tỷ USD; thị trường khối ASEAN tăng 8%, đạt trên 575 triệu USD.
"Với khoảng 55% nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước, doanh nghiệp da giày tận dụng được ưu đãi từ các FTA. Từ đó, đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm", bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam nhận định.
Cũng theo thông tin từ Trung tâm Thương mại và Công nghiệp, trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các thị trường thành viên CPTPP đều đạt tốc độ tăng trưởng khả quan so với năm trước. Bên cạnh thị trường lớn và truyền thống như Nhật Bản, doanh nghiệp còn tiếp cận tốt với các thị trường mới, chưa có FTA với Việt Nam như Canada hay Mexico với kim ngạch lần lượt tăng 14,5% và 24,2%. Ngoài ra, một số thị trường khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số, bao gồm: Australia (+23,5%); Singapore (+20,5%) và Brunei (+75,7%).
Nâng cao năng lực, tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng
CPTPP là hiệp định có độ cam kết khó, đơn cử với ngành dệt may, quy tắc xuất xứ từ sợi là thách thức lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để được hiệp định này.
![]() |
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam |
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - nhìn nhận, trở ngại này như một cơ hội để doanh nghiệp trong nước tăng cường hợp tác đầu tư, phát huy tối đa năng lực phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước.
Cùng đó, CPTPP đã cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tiếp cận các thị trường mới như Canada, Australia, New Zealand…, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam thích ứng với cách thức mua hàng của các nhà nhập khẩu trong khối kinh tế này.
Mặc dù vậy, xuất khẩu nhiều mặt hàng sang thị trường CPTPP được đánh giá vẫn gặp khó khăn trong việc tận dụng lợi ích từ hiệp định. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thế mạnh của Việt Nam nhưng thị phần tại CPTPP còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường đang có, đặc biệt là nông sản.
Tiêu biểu như mặt hàng gạo (chiếm 1% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CPTPP và chiếm khoảng 12% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam); mặt hàng cà phê (chiếm 1,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP và chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam)…
Hơn nữa, năm qua, mặc dù nhiều mặt hàng xuất khẩu sang thị trường CPTPP đạt tốc độ tăng trưởng khả quan, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung đến các thị trường khác trên thế giới.
Dù vậy, theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, dư địa để hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khối CPTPP, nhất là khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico và Peru vô cùng lớn, bởi có những mặt hàng, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3-5% thị phần.
Đặc biệt, Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo thêm thị trường cho Việt Nam vì trong quá trình đàm phán CPTPP, Bộ Công Thương đã đạt được thỏa thuận mở thêm cam kết, mở thêm tiếp cận thị trường cho Việt Nam ngoài các FTA song phương đã có.
“Đây chính là một trong những điểm sáng của hiệp định CPTPP và hiện có thêm một số nền kinh tế đang xin gia nhập khối này như, Costa Rica, Ecuador, Uruguay... đã cho thấy vai trò của hiệp định này ngày càng lớn mạnh và chắc chắn sẽ tạo ra thêm những động lực mới cho doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm hơn đến các thành viên CPTPP, trong đó có Việt Nam", ông Ngô Chung Khanh nói.
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường CPTPP. Trong năm 2024, con số xuất siêu ước tính lên tới 9,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với mức xuất siêu 4,7 tỷ USD trong năm trước. Đóng góp lớn nhất trong tổng xuất siêu của Việt Nam với thị trường CPTPP là Canada với 5,48 tỷ USD, tăng 9,7% so với con số xuất siêu năm trước. Ngoài ra, xuất siêu của Việt Nam với Mexico cũng ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất
Tin khác

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu
Đọc nhiều

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

Nhận định chứng khoán 11/3: Duy trì đà tăng

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Nhận định chứng khoán 10/3: Hạn chế việc mua mới
