Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất
Động lực phát triển bền vững ngành hóa chất
Theo Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất là động lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp hóa chất nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói chung, bởi hoá chất được đánh giá là ngành công nghiệp nền tảng, tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác.
![]() |
Đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại Hóa chất APEC 2024. Ảnh: CHC |
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Đặc biệt, khi Việt Nam đã tham gia vào các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), yêu cầu về quản lý hóa chất theo các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Các hiệp định này mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và đặt ra những đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý an toàn hóa chất, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Là đơn vị đầu mối quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất của Bộ Công Thương, Cục Hóa chất đã và đang tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia nhiều công ước và sáng kiến quan trọng. Một trong những ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC) từ năm 1998, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc ngăn chặn phát triển và sử dụng vũ khí hóa học.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một trong 96 quốc gia đầu tiên ký kết Công ước Minamata về thủy ngân, khẳng định vai trò tiên phong trong nỗ lực bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong khuôn khổ Công ước Rotterdam, Việt Nam đang tích cực thực hiện trách nhiệm xác nhận việc khai báo nhập khẩu hóa chất công nghiệp, góp phần đảm bảo tính minh bạch trong thương mại quốc tế và tăng cường khả năng kiểm soát các hóa chất nguy hại, phù hợp với các cam kết trong các FTA thế hệ mới.
Về hợp tác song phương, quan hệ với các đối tác chiến lược như KEMI (Thụy Điển) và METI (Nhật Bản) đã mang lại những kết quả đáng kể, thể hiện thông qua việc xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia từ năm 2018. Trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Việt Nam đang đóng vai trò tích cực trong "Diễn đàn Khu vực Đông dương về quản lý hóa chất" và Đối thoại hóa chất (Chemicals Dialogue) của APEC. Các hoạt động này đã làm nổi bật lên các quy định về quản lý hóa chất trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc thực thi các cam kết trong RCEP và các FTA khác.
Thông qua hợp tác quốc tế, hệ thống pháp lý về quản lý hóa chất của Việt Nam đã được hoàn thiện đáng kể. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và cập nhật thường xuyên, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời điểm hiện tại. Điều này không chỉ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hóa chất.
4 nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác quốc tế lĩnh vực hoá chất
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng phát triển bền vững đang chi phối mạnh mẽ ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu, đặc biệt, lĩnh vực hoá chất lại liên quan đến tất cả các ngành kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp hoá chất cũng được đánh giá là nền tảng của các ngành công nghiệp khác. Trong khi đó, các xu hướng mới như số hóa quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ xanh và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Theo đó, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực càng trở nên cấp thiết.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, tăng cường vai trò tham mưu cho Bộ Công Thương, Chính phủ trong việc ký kết và thực thi các cam kết quốc tế về hóa chất, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế.
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các mô hình quản lý hóa chất tiên tiến, đặc biệt là các giải pháp về hóa học xanh và kinh tế tuần hoàn.
Thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tận dụng tối đa nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để nâng cao năng lực quản lý trong nước.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất theo chuẩn mực quốc tế, góp phần xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất.
Theo Cục Hoá chất, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Thông qua việc tăng cường hợp tác, Việt Nam không chỉ hoàn thiện được hệ thống pháp lý mà còn từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hóa chất trong khu vực và thế giới.
Với những nỗ lực không ngừng trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp hóa chất toàn cầu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. |
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
Tin khác

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
