Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!
Giải pháp nào đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024? Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7% Khuyến nghị chính sách cho mục tiêu tăng trưởng 8% |
43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn cả nước
Theo số liệu vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố vào sáng 6/4, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2025 tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Theo bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê (giữa), để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, 9 tháng còn lại phải tăng trưởng 8,3%. Ảnh: Nguyễn Hoà |
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý I/2025 nếu so với kịch bản thấp, tức là tăng trưởng cả năm đạt 6,5% theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ thì đây là kết quả khá tích cực, tốc độ tăng trưởng này cao hơn kịch bản 0,7 điểm % và tăng đồng đều ở cả 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp - xây dựng; khu vực dịch vụ.
Tuy nhiên, so với kịch bản tăng trưởng từ 8,0% trở lên, thì tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2025 thấp hơn kịch bản 0,7 điểm % và cả 3 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ đều thấp hơn mục tiêu đề ra.
Dù vậy, đại diện Cục Thống kê cũng cho rằng, mức tăng trưởng 6,93% chưa đạt như kỳ vọng, nhưng đây là mức tăng khá cao trong khu vực và trên thế giới, và là mức tăng cao nhất của quý I trong giai đoạn 2020-2025.
Đặc biệt, theo ghi nhận của Cục Thống kê, trong quý I/2025 có 43 địa phương trên cả nước có mức tăng cao hơn mức tăng của cả nước và 20 địa phương có mức tăng thấp hơn. Trong đó, có 9 tỉnh, thành đạt mức tăng trưởng từ 10% trở lên; 18 tỉnh, thành đạt mức tăng trưởng từ 8% đến dưới 10%; 16 tỉnh, thành đạt mức tăng trưởng từ 7% đến dưới 8%; 20 tỉnh, thành đạt mức tăng trưởng dưới 7%.
Một số địa phương có mức tăng trưởng cao trong qúy I/2025 như: Bắc Giang tăng 13,82%; Hòa Bình tăng 12,76%; Nam Định tăng 11,86%; Đà Nẵng tăng 11,36%; Hải Phòng tăng 11,07%; Quảng Ninh tăng 10,91%; Bắc Ninh tăng 9,05%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,51%; Hà Nội tăng 7,35%...
Nhận định về mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, dựa vào kết quả tăng trưởng GDP quý I/2025, bà Nguyễn Thị Hương cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm, các quý còn lại phải tăng trưởng 8,3% trở lên. Trong đó, theo kịch bản của Cục Thống kê đưa ra: Quý I tăng 6,93%; quý II tăng 8,2%; quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%, tính chung tăng trưởng 9 tháng cuối năm phải tăng trên 8,3%.
![]() |
Tăng trưởng GDP quý I/2025 đạt 6,93%, trong đó khu vực công nghiệp có đóng góp quan trọng. Ảnh minh hoạ |
Giải pháp cho những tháng cuối năm
Theo đại diện Cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,3% trong 9 tháng còn lại của năm 2025 là vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa phục hồi mạnh mẽ, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều đối mặt với những thách thức riêng, khiến nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam bị ảnh hưởng.
Xung đột thương mại và căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia vẫn tạo áp lực lên chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất. Trong khi đó, giá cả hàng hóa thế giới biến động: Giá dầu, nguyên liệu sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam. Hay chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương lớn làm chi phí vay vốn tăng, ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Trong nước, giá một số mặt hàng nhập khẩu tăng cao làm giá nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước tăng, ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao, trong khi ngân hàng siết chặt tín dụng để kiểm soát nợ xấu. Năng suất lao động Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
Hạ tầng logistics được đánh giá chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống cảng biển, đường bộ và kho bãi còn hạn chế, làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Một số quy định pháp lý vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Cục Thống kê đề xuất các giải pháp cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng trong các quý, bao gồm: Thực hiện chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ linh hoạt đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn và phát triển kinh tế đã được nêu ra trong các chỉ thị, công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương cần quyết liệt, nỗ lực, đồng hành với doanh nghiệp, người dân cùng hướng tới mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể về phía cung, Cục Thống kê cho rằng, Việt Nam cần chủ động phát triển xanh, nông nghiệp bền vững; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, mang lại giá trị nông nghiệp cao.
Tăng cường thu hút đầu tư có chọn lọc vào ngành chế biến, chế tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, tự động hóa dây chuyền sản xuất, ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phụ thuộc vào khai khoáng.
Tập trung tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho các dự án bất động sản. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông hạ tầng lớn có tính lan tỏa như đường vành đai, đường cao tốc, tuyến metro. Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi, ứng dụng công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại.
Về phía cầu, Cục Thống kê đề xuất cần đẩy nhanh đồng thời kiểm soát tiến độ giải ngân đầu tư công. Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thủ tục hành chính để thu hút thêm FDI. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp xanh để phát triển bền vững.
Nhanh chóng thực hiện đàm phán với Chính quyền Mỹ để giảm thuế đối với hàng hòa nhập khẩu từ Việt Nam, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các FTA, đẩy mạnh tuyên truyền về quy tắc xuất xứ, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế từ các FTA.
Đặc biệt, Việt Nam cần thúc đẩy thương mại chính ngạch thay vì tiểu ngạch sẽ giúp giảm bớt rủi ro gián đoạn thương mại và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Tiến hành xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm, kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp xuất khẩu với các sàn thương mại điện tử quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng trong nước…
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,3% trong 9 tháng còn lại của năm 2025, Cục Thống kê - Bộ Tài chính đề xuất: Tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng trong nước thông qua kéo dài chính sách giảm thuế VAT, mở rộng phạm vi giảm thuế để kích thích tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng hóa có tính lan tỏa cao. |
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp
Tin khác

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
