Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?
Google hợp tác thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo AI tại Việt Nam Thoả thuận thương mại Anh-Mỹ tập trung vào công nghệ và AI |
AI - chìa khóa nâng tầm sản xuất
Trong cuộc đua công nghệ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Những kết quả bước đầu cho thấy AI không chỉ là công nghệ hỗ trợ mà đang trở thành nền tảng cốt lõi giúp doanh nghiệp (DN) bứt phá trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() |
Trí tuệ nhân tạo (AI) động lực cho sự đổi mới, sáng tạo. Ảnh minh họa |
Nhận thức vai trò của AI trong sản xuất công nghiệp, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, trong đó, một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT vào sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ để xây dựng các giải pháp AI phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước.
Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, ứng dụng AI là xu thế tất yếu và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mỗi nhà máy công nghiệp có đặc trưng riêng, tùy theo lĩnh vực và công nghệ. Do đó, mỗi nhà máy đều có những khó khăn và thách thức riêng. Ví dụ, với các nhà máy FDI, dây chuyền sản xuất của họ rất ổn định, nên khi muốn áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là sản phẩm "Made in Vietnam", họ thường dè dặt và cần thời gian để tích hợp vào hệ thống. Do đó, cách tiếp cận phù hợp là phải làm quen từ những sản phẩm chính hãng của họ trước, sau đó học hỏi và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của họ.
“Với các sản phẩm ứng dụng trong dây chuyền công nghiệp, do đặc thù công nghệ khác nhau nên dữ liệu cũng khác nhau. Vì bản chất của AI là dựa trên dữ liệu, chúng tôi phải nghiên cứu cách thu thập dữ liệu sao cho phù hợp để quá trình học máy đạt hiệu quả. Mỗi lĩnh vực đều có đặc thù riêng, đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau”- ông Trần Mạnh Hà nói.
Không đứng ngoài làn sóng công nghệ này, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã triển khai AI vào sản xuất bằng cách xây dựng nền tảng dữ liệu mở, kết nối toàn bộ dây chuyền máy móc. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đoàn Kết – Phó Tổng giám đốc công ty, thách thức lớn nhất là tích hợp AI với hệ thống máy móc cũ. Để giải bài toán này, DN đã hợp tác với các viện nghiên cứu và trường đại học như Đại học Bách khoa, Viện Điện tử, FPT… nhằm phát triển thuật toán mô phỏng, giúp các thiết bị cũ có thể "giao tiếp" với hệ thống mới.
Rào cản ứng dụng AI- không chỉ là chi phí
Mặc dù AI mang lại lợi ích rõ ràng, nhiều DN vẫn e dè khi triển khai do còn có một số rào cản lớn. Ông Hồ Minh Thắng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Triển khai AI, FPT Smart Cloud chỉ ra: Thiếu nguồn lực, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ đủ chuyên môn về AI để triển khai hiệu quả; Chi phí đầu tư cao, việc ứng dụng AI ban đầu đòi hỏi khoản đầu tư lớn khiến nhiều doanh nghiệp chần chừ; Dữ liệu chưa sẵn sàng, AI chỉ hoạt động hiệu quả khi có dữ liệu lớn, chính xác và chất lượng cao, điều mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được.
Trước những rào cản trên, các chuyên gia cho rằng, để AI thực sự trở thành động lực phát triển, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp: Đào tạo nguồn nhân lực: Không chỉ kỹ sư AI mà cả nhân sự trong doanh nghiệp cũng cần được trang bị kiến thức để hiểu và ứng dụng công nghệ này.
Bên cạnh đó, việc liên kết với các trường đại học và viện nghiên cứu giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển công nghệ.
“Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan để DN có thể triển khai hiệu quả”- ông Hồ Minh Thắng nêu.
Ông Trần Mạnh Hà cũng nêu giải pháp, để AI phát triển mạnh hơn trong công nghiệp, cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng và ban hành các tiêu chuẩn AI trong sản xuất. Việc thiết lập các quy chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Nhận thức vai trò của AI trong sản xuất công nghiệp, theo ông Hoàng Ninh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương, một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong sản xuất là bảo trì dự báo, giúp doanh nghiệp nhận diện sớm nguy cơ hỏng hóc của máy móc, giảm thiểu gián đoạn sản xuất. Ngoài ra, AI cũng đang được áp dụng mạnh mẽ trong kiểm soát chất lượng sản phẩm với độ chính xác cao hơn con người.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động mời các doanh nghiệp hàng đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0 và AI như SIEMENS, Samsung, Toyota tổ chức hội nghị tập huấn, khóa đào tạo cho doanh nghiệp trong ngành nhằm tăng cường nguồn nhân lực; đẩy mạnh khuyến khích doanh nghiệp trong ngành ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là AI trong sản xuất; tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tận dụng kinh nghiệm từ các tập đoàn, doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài có lợi thế, từ đó ứng dụng và phát huy trong ngành công thương.
Ông Hoàng Ninh cũng cho rằng, việc ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam ngày càng phổ biến, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lãng phí. Một số ngành, lĩnh vực trong công nghiệp và thương mại đã ứng dụng AI thành công.
Tuy nhiên, việc triển khai AI đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư bài bản vào hạ tầng dữ liệu và đào tạo nhân sự, trong khi nguồn lực còn hạn chế. Các chuyên gia khuyến nghị cần có chính sách hỗ trợ từ nhà nước, cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức công nghệ để tận dụng tối đa tiềm năng của AI trong sản xuất.
Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, trong đó, một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT vào sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ để xây dựng các giải pháp AI phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. |
Tin khác

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý
