Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Sản xuất sạch hơn trong mục tiêu xanh hóa sản xuất công nghiệp Hanosimex: Đổi mới công nghệ, xanh hóa sản xuất “Xanh” hóa thu hút vốn FDI vì một Việt Nam phát triển bền vững |
Hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
Nhằm góp phần thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp xanh trong sản xuất và tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, sáng 11/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng”.
![]() |
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp. |
Thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
Mặt khác, xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng không chỉ giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế dài hạn, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - cho biết: Năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của Việt Nam tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
![]() |
Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC). |
Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, ngành chế biến lương thực, thực phẩm vẫn đối mặt với một số thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn thực phẩm, môi trường ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU,...
Về mặt tiêu dùng, người dân TP. Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt, 59% người tiêu dùng mong muốn tăng cường sử dụng các sản phẩm xanh trong thời gian tới, 44% người dùng sẵn sàng chi thêm từ 5-10% giá so với sản phẩm thông thường để hỗ trợ tiêu dùng bền vững.
Hiện ngành sản xuất lương thực, thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển và tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
“Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu dùng xanh vẫn còn thấp, chủ yếu là do giá thành sản phẩm xanh cao hơn so với sản phẩm thông thường và thiếu thông tin về lợi ích của việc tiêu dùng xanh”, bà Hồ Thị Quyên thông tin.
“Chìa khóa” giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Các chuyên gia, diễn giả tại hội thảo nhìn nhận để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, việc phát triển sản phẩm xanh và ứng dụng công nghệ sạch là chìa khóa giúp doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường.
![]() |
Các chuyên gia, diễn giải chia sẻ thông tin và các giải pháp thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng tại hội thảo. |
Các doanh nghiệp Việt áp dụng tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp) sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trường xuất khẩu khó tính và nâng cao uy tín thương hiệu. Mặt khác, việc áp dụng sản xuất xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành lương thực, thực phẩm.
Do đó, việc phát triển các sản phẩm lương thực, thực phẩm xanh và áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về tiêu chuẩn môi trường.
Đặc biệt, để thúc đẩy doanh nghiệp thực hành xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng, tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày tổng quan về các hoạt động môi trường và bối cảnh phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm.
![]() |
Xanh hóa trong sản xuất và tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về tiêu chuẩn môi trường (ảnh minh họa). |
Đồng thời, cập nhật về kiến thức, cũng như cách thực hành áp dụng những công nghệ mới trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung đưa ra các phương án phát triển và tích hợp ESG cho doanh nghiệp lương thực, thực phẩm; phân tích sâu sắc về các quy chuẩn về phát triển bền vững…
Ngoài ra, các diễn giả cũng giới thiệu các mô hình mẫu về áp dụng thực hành tốt trách nhiệm xã hội, môi trường và bền vững trên chuỗi cung ứng và kinh doanh của ngành thực phẩm. Đặc biệt, hội thảo còn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về thực hành xanh hóa trong sản xuất, mang đến những góc nhìn sinh động và thiết thực cho các doanh nghiệp tham dự.
Bà Nguyễn Thị Thanh Phương - Giám đốc dịch vụ Môi trường Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cho rằng, hiện thực hành xanh còn khá mới ở Việt Nam và đây là xu hướng thế giới đang chuyển đổi để đáp ứng nền kinh tế carbon thấp.
Hiện ở Việt Nam có khoảng 30% doanh nghiệp lớn đang tập trung vào xanh hóa cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Khi doanh nghiệp thực hành xanh trong sản xuất sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, cung cấp sản phẩm chất lượng và bền vững làm cho cuộc sống được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn về tiếp cận công nghệ và vốn khi đầu tư toàn bộ từ chuỗi cung ứng đến quy trình sản xuất ra sản phẩm.
Để thúc đẩy thực hành xanh hóa trong sản xuất, bà Nguyễn Thị Thanh Phương cho rằng, Việt Nam cần có những chính sách “vốn xanh”... Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng áp dụng thực hành xanh trong sản xuất để tạo ra sản phẩm xanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chia sẻ kinh nghiệm về thực hành xanh hóa trong sản xuất, bà Nguyễn Thị Vân Anh - Chủ tịch Hợp tác xã Tam Nông Việt Nam cho biết, hiện doanh nghiệp đang ứng dụng mạnh mẽ trong chuyển đổi này. Đơn cử như chuyển đổi vùng trồng (vùng trồng tách biệt với vùng trồng truyền thống), và được kiểm soát kỹ lưỡng từ đất, phân bón hữu cơ và môi trường tạo ra sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng đã không sử dụng bao bì truyền thống nữa mà chuyển đổi sang lựa chọn khay nhôm (bao bì nhôm aluminum) làm bao bì đóng gói cho tương ớt và sản phẩm chế biến sâu và đông lạnh xuất khẩu. |
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Tin khác

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
