Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Tập trung xúc tiến thị trường du lịch Nga Đổi mới xúc tiến, quảng bá du lịch: Khai thác hiệu quả dư địa thị trường Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may |
Nhiều hoạt động xúc tiến sẽ được triển khai
Năm 2025, thông qua Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục hỗ trợ nhiều hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ cho sản phẩm này.
Trong đó, Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam tham gia Triển lãm Hannover Messe 2025 tại Đức và Triển lãm phát triển phần mềm và ứng dụng Nhật Bản SODEC 2025 tại Nhật Bản; Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Sial Thượng Hải 2025 tại Trung Quốc; Hiệp hội Dệt may Việt Nam tham gia Hội chợ Sourcing at Magic 2025 kết hợp khảo sát thị trường …
![]() |
Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng |
Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đang đóng góp 80% kim ngạch, do đó giữ vai trò quan trọng trong ổn định và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Thực tế những năm qua, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại luôn dành nguồn lực đáng kể hỗ trợ cho các ngành này quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.
Dệt may là một điển hình, năm 2025, ngành được hỗ trợ tham gia nhiều hội chợ, triển lãm chuyên ngành lớn ở nước ngoài và ngay tại thị trường trong nước. Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ đó, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 15/3, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 7,06 tỷ USD, tăng so 0,61 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải (Saigontex - Saigonfabric 2025), diễn ra ngày 9/4, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, đây là hoạt động xúc tiến thương mại uy tín và rất quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp dệt may trong nước với các nhà cung cấp quốc tế, giúp dệt may Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hay với ngành công nghiệp hỗ trợ, dù phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tuy nhiên có khả năng sản xuất đa dạng các mặt hàng để xuất khẩu như linh kiện xe máy, xe đạp; các sản phẩm liên quan đến tủ điện, hệ thống tự động hóa; nhựa; cao su; các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa, cao su; quạt gió, tua bin gió…, do đó được ưu tiên hỗ trợ tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại lớn trong và ngoài nước.
Hiện tiềm năng mở rộng xuất khẩu của ngành còn rất lớn, do đó, bà Trương Thị Chí Bình - Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam bày tỏ, Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ thông tin, kinh nghiệm tại những thị trường phát triển, nước đang phát triển hoặc tương đồng trình độ Việt Nam, kết nối để mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho ngành hàng mở rộng xuất khẩu.
“Cộng sức” vượt qua thách thức, mở rộng xuất khẩu
Việc Mỹ có nguy cơ áp thuế cao hàng hóa Việt Nam đang dấy lên nỗi lo lắng với cộng đồng doanh nghiệp, cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của nhiệm vụ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Và nhiệm vụ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khơi mở thị trường mới của Cục Xúc tiến thương mại “nóng” hơn bao giờ hết.
![]() |
Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2025. Ảnh: VITAS |
Chia sẻ về điều này tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2025 của Bộ Công Thương, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại thông tin, theo các báo cáo, tốc độ phát triển tại một số thị trường truyền thống đang có xu hướng chậm lại, nhu cầu nhập khẩu từ đó cũng ảnh hưởng một phần.
Do đó, việc chủ động khai phá các thị trường mới nổi hay các thị trường thay thế là yêu cầu cấp thiết, không chỉ nhằm đa dạng hóa thị trường, mà còn giúp Việt Nam tăng cường tính bền vững cho kim ngạch xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm.
"Chúng tôi đặc biệt chú trọng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Việc khai thác hiệu quả các FTA không chỉ liên quan tới câu chuyện về giảm thuế, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, quy chuẩn hóa và tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn quốc tế", Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết.
Kỳ vọng đa dạng hóa thị trường như một giải pháp căn cơ giúp ngành dệt may vững vàng trước “sóng thuế”, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dêt may Việt Nam đề nghị, doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa thị trường, nhất là các thị trường Việt Nam đã ký FTA, thị trường Halal, Nam Mỹ…
Ông Trương Văn Cẩm cũng đồng thời đề nghị, Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu và chia sẻ thông tin về thị trường nước sở tại, nhu cầu, thị hiếu, dung lượng… và khả năng hợp tác thương mại, đầu tư với dệt may Việt Nam. Tổ chức kết nối giao thương nhiều hơn để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi, liên kết hợp tác.
Trước những biến động khó lường, để đảm bảo ổn định cho xuất nhập khẩu, bên cạnh nhiệm vụ xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cũng đề ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào công tác thị trường nhằm kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Khai thác hiệu quả các FTA, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và các FTA nâng cấp; đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các cam kết, tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo tập huấn các cam kết trong đó trọng tâm là đào tạo về quy tắc xuất xứ để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng tiêu thụ trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp căn cơ giúp các ngành hàng ổn định và giữ nhịp tăng trưởng. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
Tin khác

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh
