e magazine
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

04/04/2025 10:30

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗGỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ, như triển lãm, hội chợ chuyên ngành với quy mô quốc tế tại Việt Nam là nội dung ưu tiên của chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2025.

Nói về điều này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay, trong năm 2025, điểm mới dễ nhận thấy của công tác xúc tiến thương mại là ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Việt Nam. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường hỗ trợ cho các hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức sự kiện xúc tiến xuất khẩu. Hoạt động này không chỉ là hội chợ mà còn là những hội nghị xúc tiến thương mại, hội nghị quốc tế, tăng cường đón đoàn khách quốc tế thăm quan, mua hàng.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Ông cũng đồng thời cho biết, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ quan trọng ở chỗ giúp tiết kiệm chi phí. Thông thường tham gia một sự kiện xúc tiến thương mại ở nước ngoài doanh nghiệp phải chi từ 10 nghìn đến mấy chục nghìn USD cho một hoặc hai người đi tham dự. Nhưng tham gia sự kiện xúc tiến xuất khẩu trong nước, doanh nghiệp không những mất ít chi phí mà còn được hỗ trợ một phần kinh phí thuê gian hàng, hoặc tổ chức các sự kiện kết nối.

Hoạt động này còn một điểm lợi nữa là nhà mua hàng quốc tế, những người có ảnh hưởng trong chuỗi giá trị sản phẩm quốc tế đến Việt Nam có cơ hội trải nghiệm, nắm bắt được nhiều hơn, thực tế hơn, sát thực hơn thông tin về năng lực, hình ảnh của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực cụ thể.

Là một trong những ngành được tích cực hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu tại chỗ nói riêng, xúc tiến thương mại nói chung, dệt may Việt Nam hiện xuất khẩu sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. TS. Hoàng Xuân Hiệp - Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, “chăm chỉ” tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại là một trong những ‘bí quyết” giúp ngành đạt kết quả trên.

Nói về tác động của hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ với ngành, TS. Hoàng Xuân Hiệp chỉ ra, hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ đã có đóng góp rất tích cực vào việc phát triển thị trường mới của ngành dệt may Việt Nam. Trước hết, hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức ngay tại Việt Nam giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Thứ hai, tiếp cận được với chuỗi cung ứng, đặc biệt là các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành thời trang Việt Nam. “Đặc điểm của kinh tế bây giờ là kinh tế toàn cầu, chuỗi cung ứng cũng là chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta không thể sản xuất hết mọi thứ. Vì thế, đó là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam có thể tiếp cận được với nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng và dần dần sẽ bước chân vào những khâu có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị”, TS. Hoàng Xuân Hiệp nói.

Thứ ba, xúc tiến thương mại ngay tại thị trường nội địa giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được công nghệ mới, công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý nhất. Ngành dệt may hiện có đến 89% doanh nghiệp có quy mô dưới 200 lao động, tức là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tượng này không đủ chi phí để tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài, tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà nhập khẩu thì việc tham gia các hội chợ trong nước được tổ chức với quy mô quốc tế là giải pháp thay thế tốt.

Mặt khác, thông qua các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ, trong quá trình tiếp xúc với khách, nhà sản xuất cũng nắm được thông tin của các thị trường về tiêu chuẩn hay quy định mới, đặc biệt góp sức thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗGỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Có thể thấy, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ đã phát huy hiệu quả tích cực, tuy nhiên, đứng ở đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động, ông Vũ Bá Phú cho hay, có nhiều vướng mắc trong công tác thực hiện.

Bên cạnh những điểm thuận lợi, vẫn tồn tại một số khó khăn khi việc tổ chức còn mang tính hình thức. Điều này đã để lại những ấn tượng không thiện cảm, thậm chí là tác dụng ngược đối với người mua hàng, nhà nhập khẩu khi hội chợ trưng bày hàng hóa nghèo nàn, chất lượng chưa cao.

Cùng đó, số lượng đơn vị có khả năng tổ chức sự kiện mang tầm vóc quốc tế còn ít, năng lực hạn chế. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ còn rất thiếu. Một điểm nữa, tính liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương là chưa cao.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, chỉ ra, khó khăn nhất vẫn liên quan đến chính sách. So với hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường nước ngoài, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ hiện đang bị bó hẹp bởi chính sách tài chính và thủ tục đấu thầu. Điều này mang lại rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đơn vị chủ trì triển khai.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Với những khó khăn đã chỉ ra, lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam kiến nghị, để doanh nghiệp da giày có thể tận dụng tối đa các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại chỗ và thành điểm đến dài hạn của nhãn hàng, chính sách xúc tiến thương mại phải cập nhật, theo sát với tình hình thực tế, có thể loại bỏ thủ tục không cần thiết.

Hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần đa dạng, phong phú hơn nữa, tránh bó hẹp trong một vài hoạt động. Từ đó, đáp ứng nhu cầu và huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp.

Trước phản ánh của doanh nghiệp, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nhận định, đối với thương mại, đầu tư, doanh nghiệp vẫn là chủ thể quan trọng nhất. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị trước - trong - sau quá trình tham gia sự kiện xúc tiến xuất khẩu.

Trước - khi tham dự sự kiện cần phải biết ở đó có những ai, có nhà mua hàng nào, đối thủ cạnh tranh là những ai; chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào trong chuỗi cung ứng hàng hóa đó để tự đánh giá và thuyết phục khách hàng, nhà nhập khẩu.

Trong - sau khi chuẩn bị tốt để tham gia hội chợ, trên cơ sở chuẩn bị thông tin, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp nỗ lực để mời chào đối tác, giới thiệu cho kỹ và thuyết phục. Quan trọng nhất, phải có được xác nhận đầu mối để liên hệ và theo dõi tiếp.

Sau - sau khi đi tham dự sự kiện xúc tiến thương mại, doanh nghiệp phải theo đuổi đối tác nhằm đảm bảo chắc chắn đầu ra là hợp đồng.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Để có thể thực hiện tốt những việc trên doanh nghiệp phải có nhân lực với năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại tốt. Về vấn đề này, đồng hành cùng doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã và sẽ hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực xúc tiến thương mại trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các khóa tập huấn, đào tạo với chuyên gia nước ngoài, chuyên gia của Cục xúc tiến thương mại.

Một vấn đề rất cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng hiệu quả trong tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu là Chính phủ có cơ chế để khuyến khích, phát triển được ngành tư vấn dịch vụ chuyên ngành cho xúc tiến thương mại. Ngành này hiện chưa có ở Việt Nam.

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗGỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Việt Nga

Đồ họa: Hồng Thịnh

Việt Nga - Hồng Thịnh