Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’
Việt Nam - điểm đến sản xuất chiến lược
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore.
2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang quốc đảo này tăng mạnh 23,21%, đạt hơn 1,51 tỷ SGD.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là 3 nhóm hàng chủ lực gồm: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 65,25%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 68,83%); thủy tinh cùng các sản phẩm từ thủy tinh (tăng 87,27%).
![]() |
Một trong những ngành nghề tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư, doanh nghiệp Singapore quan tâm chính là công nghiệp bán dẫn. Ảnh: Bình Dương |
Đáng chú ý, một trong những ngành nghề tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư, doanh nghiệp Singapore quan tâm chính là công nghiệp bán dẫn.
Singapore là quốc gia dẫn đầu ASEAN trong lĩnh vực công nghệ cao, với thế mạnh nổi bật trong thiết kế vi mạch (IC design), đóng gói - kiểm định (packaging & testing), và nghiên cứu phát triển bán dẫn. Quốc đảo này là nơi đặt cơ sở của nhiều tập đoàn bán dẫn toàn cầu như GlobalFoundries, Micron, Infineon, và Broadcom.
Trong khi đó, Việt Nam được coi là cứ điểm sản xuất chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn.
Phân tích cụ thể, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam được đánh giá là điểm đến sản xuất chiến lược bởi, có vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm công nghiệp lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thêm vào đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, có tay nghề, chi phí cạnh tranh; cùng với đó, Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao.
Như vậy, sự kết hợp giữa năng lực công nghệ của Singapore và năng lực sản xuất của Việt Nam sẽ là sự kết hợp hoàn hảo trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn. Chưa kể, quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore đã có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) trên toàn quốc. Những khu công nghiệp này đang dần mở rộng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó ngành bán dẫn đang được ưu tiên đặc biệt.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành bán dẫn
Phân tích cụ thể về những tiềm năng của Việt Nam trong hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn, tại hội nghị Xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại, dịch vụ do Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức tại Singaore, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh cho biết, Chính phủ Việt Nam xác định bán dẫn là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Theo Đại sứ, năm 2024 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược có 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2024-2030), Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu về nguồn nhân lực bán dẫn và thiết lập năng lực cơ bản trong nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và thử nghiệm. Doanh thu của ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến vượt 25 tỷ USD mỗi năm, với giá trị gia tăng đạt 10-15%.
Đại sứ Trần Phước Anh kỳ vọng, Singapore là nước có kinh nghiệm và tiên tiến trong ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn. Hai nước cũng nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này, vì vậy, hội nghị cũng là cơ hội giao thương để doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Singapore gặp gỡ, kết nối giao thương trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Giới thiệu về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của đảo quốc sư tử, ông Ang Wee Seng - Giám đốc điều hành SSIA cũng cho biết, hệ sinh thái bán dẫn Singapore hiện đóng góp gần 12% thị trường bán dẫn toàn cầu và chiếm khoảng 8% GDP của Singapore.
Sự hợp tác vượt biên giới sẽ là chìa khóa để mở ra những cơ hội tăng trưởng tiếp theo và Việt Nam là quốc gia mới nổi trong ngành bán dẫn với quy mô thị trường bán dẫn đạt hơn 18 tỷ USD năm 2024 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 31 tỷ USD vào năm 2029.
“Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến quan trọng cho các khoản đầu tư vào đổi mới, sản xuất và bán dẫn, được hỗ trợ bởi các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, môi trường kinh doanh được cải thiện cũng như định vị chiến lược của Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực.
Các ngành sản xuất điện tử và công nghệ đang bùng nổ của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô bao gồm xe điện, điện tử tiêu dùng và viễn thông đang thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn. Những xu hướng này phù hợp với lĩnh vực trọng tâm của Singapore, mang lại tiềm năng hợp tác to lớn" - Giám đốc điều hành SSIA nhận định.
Về định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới, Thương mại Việt Nam tại Singapore cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật bán dẫn, tập trung nghiên cứu phát triển thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp các chip chuyên dụng, chip AI;
Cùng với đó, đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện và thiết bị; tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư từ các tập đoàn bán dẫn lớn trên thế giới, qua đó học hỏi kinh nghiệm phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến; thúc đẩy đầu tư hạ tầng công nghệ để đáp ứng các mục tiêu của chiến lược phát triển ngành; từng bước xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường nội địa.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tăng mạnh 23,21%, đạt hơn 1,51 tỷ SGD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là 3 nhóm hàng chủ lực gồm: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 65,25%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 68,83%); thủy tinh cùng các sản phẩm từ thủy tinh (tăng 87,27%). |
Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm
Tin khác

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
