Thực thi Hiệp định EVFTA: Triển vọng thu hút đầu tư từ EU
![]() | Thực thi Hiệp định EVFTA: Quy tắc xuất xứ vẫn là trở ngại đối với doanh nghiệp |
![]() | Việt Nam – EU đẩy nhanh thực thi Hiệp định EVFTA, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới |
EVFTA động lực đầu tư vào Việt Nam
Phân tích về kỳ vọng thu hút đầu từ từ EU khi Hiệp định EVFTA thực thi, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) chỉ ra rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có nhiều cam kết về mở cửa đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất cao hơn so với WTO, cho phép nhà đầu tư EU quyền tiếp cận thị trường rộng hơn.
Bên cạnh đó, EVFTA có các cam kết về thể chế, quy tắc tiêu chuẩn cao trong nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại điện tử… có thể góp phần làm nhà đầu tư nước ngoài nói chung và EU nói riêng yên tâm hơn với môi trường kinh doanh Việt Nam; và cùng với các FTA khác, EVFTA mở rộng mạng lưới kết nối sản xuất giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu sản xuất tiêu dùng, từ đó kích thích đầu tư.
![]() |
Tại Báo cáo tình hình hai năm thực thi EVFTA vừa công bố, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) dẫn số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm 2020, đầu tư FDI của EU vào Việt Nam năm 2020 đạt 1.375,68 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2021, tình hình có cải thiện hơn, với tổng vốn FDI thu hút được là 1.405,27 triệu USD, tăng 2,15%, đứng thứ 5 nhưng tỷ trọng trong tổng FDI có giảm nhẹ, chỉ chiếm 4,51%.
Tính lũy kế tới hết 2021, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 22,47 tỷ USD, tương đương 5,51% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Có tổng cộng 25/27 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam thông qua 2.274 dự án FDI. Trong đó, Hà Lan đứng đầu danh sách với 381 dự án và tổng vốn đăng ký gần 10,47 tỷ USD, chiếm gần 46,6% vốn đầu tư của EU vào Việt Nam. Đứng thứ hai là Pháp với 3,61 tỷ USD, và tiếp theo là Đức với 2,29 tỷ USD.
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), các dự án đầu tư EU vào Việt Nam thuộc hầu hết các ngành kinh tế (18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân), trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí; bất động sản; thông tin và truyền thông; dầu khí…
Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 54 tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay, như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… Các doanh nghiệp lớn của EU đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam bao gồm Shell Group (Hà Lan), Daimler Chrysler (Đức), Siemens và Alcatel Comvik (Thụy Điển)…
“Dường như những kỳ vọng từ EVFTA đã là một trong những động lực thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư bình quân năm giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn sau khi EVFTA hoàn tất đàm phán) tăng 86% so với thời gian 2015-2016 liền trước đó”- báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập đánh giá.
Ngoài ra, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho hay, điều Việt Nam mong đợi ở dòng vốn FDI từ EU không chỉ là ở những con số vốn thu hút hàng năm. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, FDI của EU tuy còn khiêm tốn so với các đối tác trong khu vực châu Á nhưng được xếp vào nhóm có chất lượng, có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến và tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam.
Một dấu hiệu tích cực của FDI EU vào Việt Nam giai đoạn hai năm đầu thực thi EVFTA được Trung tâm WTO và Hội nhập nêu rõ đó là phạm vi đầu tư không còn chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp cao mà đã tích cực chuyển hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, năng lượng sạch, công nghiệp hỗ trợ, chế biến thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao…
Còn nhiều dư địa để gia tăng nguồn vốn đầu tư từ EU
Tuy nhiên, theo Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), so sánh với nguồn FDI mà EU đầu tư ra toàn thế giới, biên độ dao động của FDI EU vào Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2020, trong khi FDI của EU ra toàn thế giới lao dốc, giảm gần 82% thì nguồn vốn này vào Việt Nam chỉ giảm hơn 8%. Còn năm 2021, dòng vốn FDI EU ra thế giới tăng vọt gần 500% so với năm 2020, thì ở Việt Nam, con số này rất khiêm tốn, chỉ tăng hơn 2%.
Thực tế trên cho thấy, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để tranh thủ thu hút các dòng đầu tư EU dịch chuyển dưới tác động của các yếu tố bất thường trong đầu tư kinh doanh thế giới. "Đồng thời, đầu tư EU vào Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư của thế giới mà Việt Nam thu hút (5,51%, số liệu lũy kế đến hết 2021), cũng như trong tổng dòng FDI mà EU đầu tư ra thế giới (5,65%, số liệu năm 2021)"- Trung tâm WTO và Hội nhập phân tích.
Như vậy, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) nhấn mạnh, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để gia tăng nguồn vốn đầu tư từ EU, đặc biệt trong tương lai khi các hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững từ EVFTA rõ nét hơn và EVIPA bắt đầu có hiệu lực. Định hướng và các biện pháp cụ thể hóa nhằm thu hút nhà đầu tư lớn, khuyến khích đầu tư xanh và bền vững của Việt Nam cũng là một nhân tố có thể góp phần vào việc gia tăng FDI từ EU trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, để vốn đầu tư EU vào Việt Nam thực sự tăng tốc ổn định trong thời gian tới, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho rằng, có thể Việt Nam sẽ cần phải quảng bá rộng rãi hơn, cho thấy những bằng chứng cụ thể và thuyết phục hơn về các lợi ích này đến với các nhà đầu tư tiềm năng, nhất là những người đang cân nhắc giữa nhiều lựa chọn điểm đến.
Và quan trọng hơn, trong các tính toán của mình, theo Trung tâm WTO và Hội nhập, nhà đầu tư nói chung và EU nói riêng còn dành sự quan tâm và cân nhắc tới nhiều vấn đề khác mà bản thân EVFTA, EVIPA hay các FTA không giải quyết được (ví dụ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, sự nhất quán và đồng bộ trong chính sách…).
"Và vì vậy, song song với việc hiện thực hóa các cam kết EVFTA, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương cũng phải quan tâm xử lý hiệu quả và bền vững các nút thắt này"- Trung tâm WTO và Hội nhập khuyến nghị.
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
