Rau quả Việt Nam mới chỉ chiếm 2% tại thị trường EU
![]() | Ngành rau quả “hụt hơi” khi xuất sang Trung Quốc giảm hơn 30% |
![]() | Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu |
Nhu cầu nhập khẩu của EU là rất lớn
Chia sẻ về tiềm năng thị trường EU, ông Đinh Cao Khuê - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) cho biết, EU là thị trường truyền thống của DOVECO từ rất lâu. Là một trong những doanh nghiệp có đơn hàng chanh leo xuất khẩu sang EU ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, DOVECO hiện đang bận rộn thực hiện các đơn hàng xuất khẩu lớn đi EU.
![]() |
Doveco xuất khẩu nhiều sản phẩm rau quả sang EU |
Sở dĩ DOVECO xác định EU là thị trường truyền thống là do, thứ nhất, dư lượng nhập khẩu của EU rất lớn. Thế giới có 8 tỷ dân thì EU chỉ có khoảng 500 triệu dân nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường này chiếm khoảng 45% ở mặt hàng rau quả.
Vấn đề thứ hai, đối với các nước EU nói riêng và các nước châu Âu nói chung, họ không trồng được các loại rau quả nhiệt đới như dứa, chuối, chanh leo…
Một điều nữa đối với châu Âu là thanh toán sòng phẳng và nghiêm túc. Đây là một điều rất thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sau khi có Hiệp định EVFTA, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam chỉ phải cạnh cạnh tranh với các nước vùng Nam Mỹ, Nam Mỹ, Peru, Equador là những nước có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu khá tương đồng với Việt Nam.
Để chuẩn bị sẵn sàng xuất khẩu sang EU, DOVECO đã đầu tư và phát triển được ba trung tâm chế biến tại Ninh Bình, Gia Lai và Sơn La. Nếu 1 mình doanh nghiệp thì không thể làm hết được. Vì vậy cần duy trì chuỗi liên kết rất tốt, liên kết dọc từ bà con nông dân, các hợp tác xã đến các thương lái, chính điều này đã mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều kết quả hơn kỳ vọng", ông Khuê nói.
Và thực tế, nhờ hệ thống nhà máy chế biến hiện đại, có quản trị tốt, kết nối các mắt xích trong chuỗi sản xuất hiệu quả nên doanh nghiệp này có thời điểm không đủ hàng để xuất khẩu.
Tuy nhiên, châu Âu là thị trường yêu cầu cao về cả số lượng và chất lượng. Đồng thời, họ quan tâm đặc biệt đến cách các doanh nghiệp sử dụng lao động thế nào và môi trường cảnh quan nhà máy ra sao. Đây là một yêu cầu khó, nhưng mà nếu làm dần từng bước một thì doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của các nước EU nói riêng và Châu Âu nói chung.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu phải đạt chuẩn. Thứ hai máy móc chế biến phải hiện đại và thứ ba là con người, từ người quản lý đến người công nhân phải đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, các mẫu mã bao bì sản phẩm phải đảm bảo.
Cần hỗ trợ tốt hơn trong khâu quảng bá
Ông Đinh Cao Khuê cho rằng: “Để các doanh nghiệp cạnh tranh được, không những ở thị trường EU và thị trường trong nước, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ thì bản chất doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh”.
Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làm tốt hai vấn đề, thứ nhất là chất lượng hàng hóa phải tốt. Thứ hai là giá thành hợp lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ vì đây vẫn là cách tiếp cận cơ bản nhất. Có nhiều cách tiếp cận như thương mại điện tử, Facebook… nhưng hội chợ vẫn là cách tiếp cận cơ bản nhất.
“Chính vì vậy, cơ quan chủ trì như Bộ Công Thương cần phải tổ chức cho các doanh nghiệp một cách bài bản hơn, từ cách trang trí, hỗ trợ đến thiết kế, đến gian hàng. Vì mỗi hội chợ thì một công ty chỉ được 4-6 mét vuông, không đủ chỗ trang trí, không đủ chỗ để làm… thì vẫn không ổn. Cần có những gian hàng quốc gia hoặc ngành hàng với quy mô lớn hơn. Vì sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay không thua kém gì các nước khác” – ông Khuê nói.
Đối với doanh nghiệp, ông Khuê cho rằng, cần đầu tư vào sản xuất lớn để có thể áp dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật, từ phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc và đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm giá thành để tăng cạnh tranh.
Một vấn đề nữa là phải hình thành chuỗi liên kết từ bà con nông dân, các hợp tác xã đến các thương lái để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm.
Ông Đinh Cao Khuê khẳng định, EU là thị trường tốt và bền vững. Tuy nhiên, trước mắt cũng có những ảnh hưởng nhất định, ví dụ như là xung đột Nga – Ucraina ảnh hưởng chung đến kinh tế toàn cầu và lạm phát. Đây là những yếu tố khách quan mà chúng ta không thể hạn chế được.
“Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, nếu chúng ta làm “chuẩn bài”, từ khâu làm nguyên liệu đến các vận tải đến, đặc biệt là tập huấn cho những người lao động, kể cả nông nghiệp, kể cả công nghiệp và đảm bảo môi trường thì xuất khẩu sang EU không phải là khó và dư lượng rất lớn. Chưa kể, các đối tác ở EU cũng rất biến đến Việt Nam. Cho nên là doanh nghiệp cần gắn bó, đoàn kết và cùng hợp tác với nhau để làm sao đảm bảo được lợi ích, từ người lao động đến nhà sản xuất và người tiêu dùng thì tôi nghĩ sẽ bền vững” – ông Đinh Cao Khuê nói.
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
