Phát huy năng lực doanh nghiệp logistics, tận dụng hiệu quả EVFTA
Cơ hội và thách thức từ EVFTA
Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng chia sẻ, những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2020, 2021 và ngay trong 8 tháng năm 2022, nhờ tận dụng cơ hội trong Hiệp định EVFTA, Công ty đã tăng cường xuất khẩu khá tốt.
Năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp khá lớn, ở mức trên 36%. 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần hàng hóa của doanh nghiệp tại thị trường EU tiếp tục tăng lên.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics khởi sắc nhờ EVFTA |
Lý giải rõ hơn về vấn đề tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa thời gian qua, theo ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, sản phẩm của Cao su Đà Nẵng đã đạt được các tiêu chuẩn khó khăn, đáp ứng tiêu chuẩn đưa hàng hóa vào thị trường EU.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: 2 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU tăng trưởng khá tích cực. Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 14% so với năm 2020; 8 tháng năm 2022, xuất khẩu tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đáng chú ý trong thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đây là một trong những FTA thế hệ mới có tỷ lệ tận dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi khá cao. Năm 2021, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi khoảng 14% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Con số tận dụng C/O ưu đãi từ đầu năm đến nay khoảng gần 25%.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, EU là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Sau khi ký Hiệp định EVFTA, khối lượng thương mại hàng hóa trao đổi gia tăng rất nhiều, đặc biệt trong đó có những mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn là hàng dệt may, da giày, thủy sản.
Để đưa được những mặt hàng này đến khu vực EU với chi phí, giá thành cũng như thời gian hợp lý, có vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội và tiềm năng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA mang lại. Sự chênh lệch về năng lực khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics của EU, vốn rất mạnh và chiếm thị phần đáng kể trên thị trường logistics thế giới. Trong đó hiện nhiều doanh nghiệp logistics mạnh của EU đã có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam như các tập đoàn DHL Group, Kuehne + Nagel, DB Schenker của Đức, tập đoàn Maersk của Đan Mạch...
Trong khi đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam phần lớn ở quy mô nhỏ và vừa, tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được thực tiễn phát triển dẫn đến chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước. Hệ thống logistics và vận chuyển phải bảo đảm được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát quốc tế của EU. Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam, các mặt hàng truyền thống hay các mặt hàng mới cũng cần có sự bảo đảm tốt hơn về chất lượng bảo quản, vận chuyển đặc biệt là nhóm hàng nông sản, mây tre đan, đồ gỗ là những mặt hàng dễ bị thay đổi chất lượng do điều kiện nhiệt độ, môi trường. Đối với các mặt hàng có lộ trình dỡ bỏ thuế sau từ 5 - 10 năm, sự gia tăng nhu cầu vận chuyển có thể muộn hơn nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị về phương tiện, thiết bị, quy trình quy chuẩn để vận chuyển các mặt hàng này đáp ứng các cam kết trong Hiệp định EVFTA.
Tận dụng hiệu quả cơ hội từ thị trường
Ông Trần Thanh Hải khẳng định, với một thị trường có quy mô rộng lớn cũng như tốc độ tăng trưởng lên đến 24% như khu vực EU thì đây là cơ hội hết sức to lớn cho cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp logistics.
Nhưng phải khẳng định rằng trong hoạt động logistics thì tương quan giữa các doanh nghiệp Việt Nam và EU cũng chưa đồng đều. Do đó, doanh nghiệp phải nhận biết được vị trí của mình để có sự phấn đấu và vươn lên, thông qua sự liên doanh, liên kết; hoặc có thể bắt đầu từ vai trò đại lý cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài.
Bên cạnh đó, có thể nói logistics là một lĩnh vực có tiềm năng lớn trong ứng dụng công nghệ. Đây cũng là một trong những chìa khóa để giúp cho doanh nghiệp logistics của chúng ta có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh. Trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp như vậy, cạnh tranh mạnh mẽ như vậy, doanh nghiệp nào dựa được vào công nghệ, ứng dụng được công nghệ tốt thì sẽ có cái khả năng vượt trội và vươn xa hơn.
Về phía Nhà nước, sắp tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics một cách dài hạn hơn so với kế hoạch hành động trước đây, đặt một cơ sở, nền móng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics của chúng ta vươn ra thị trường thế giới tốt hơn nữa
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
