Trà Vinh: Triển khai đồng bộ các dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ nay đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh sẽ thực hiện 10 dự án với tổng kinh phí khoảng 1.465 tỷ đồng để nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp đồng bào Khmer ở Trà Vinh có thu nhập ổn định (Ảnh: S.T) |
Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 80 triệu đồng, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3 – 4%/năm; không còn xã đặc biệt khó khăn, 99% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế… Đồng thời, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho ít nhất 433 người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức…
Theo Kế hoạch, tỉnh Trà Vinh sẽ đầu tư khoảng hơn 271 tỷ đồng về nhu cầu vốn tín dụng chính sách để đầu tư, hỗ trợ nâng cao đời sống và phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2025. Tổng nguồn vốn này sẽ được tỉnh ưu tiên đầu tư tập trung vào các chương trình, dự án trọng tâm về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào Khmer; thực hiện các dự án hỗ trợ đồng bào Khmer phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào Khmer; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch địa phương.
![]() |
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch (Ảnh: S.T) |
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, đến nay, Trà Vinh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022. Đây là kế hoạch tổ chức thực hiện trong năm 2022 nhằm cụ thể hóa và phấn đấu từng bước đạt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra với các dự án thành phần sẽ được thực hiện bao gồm:
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt gồm 4 nội dung: Hỗ trợ đất ở; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; hỗ trợ nước sinh hoạt. Dự kiến nhu cầu vốn là 142,49 tỉ đồng.
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Trong dự án này tỉnh sẽ thực hiện 1 tiểu dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS. Nhu cầu vốn dự kiến cho tiểu dự án là 125,89 tỉ đồng.
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. Trong đó, Trà Vinh thực hiện tiểu dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS. Dự kiến nhu cầu vốn của tiểu dự án 1 là 66,2 tỉ đồng.
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gồm 4 tiểu dự án là: (1) Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS; (2) Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS; (3) Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS; (4) Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp. Dự kiến nhu cầu vốn của 4 tiểu dự án trên 46,6 tỉ đồng.
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Nhu cầu vốn dự kiến trên 11,6 tỉ đồng.
Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Dự kiến nhu cầu vốn trên 1,3 tỉ đồng.
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Nhu cầu vốn trên 2 tỉ đồng.
Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Trà Vinh thực hiện tiểu dự án: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Nhu cầu vốn dự kiến là 725,65 triệu đồng.
Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình với nhu cầu vốn trên 3,6 tỉ đồng. Dự án gồm 3 tiểu dự án: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, miền núi nhằm nâng cao đời sống, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc miền núi và thành thị. |
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
