Thu hút FDI: Những điểm nhấn năm 2020
Những cột mốc mới
Con số 38,02 tỷ USD tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 là mức cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây. Trong đó, vốn đăng ký của 3.883 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành kinh tế, chủ yếu là ngành chế biến, chế tạo với 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% vốn đăng ký; kinh doanh bất động sản 3,88 tỷ USD (10,2% vốn đăng ký); tiếp đó là các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, khoa học - công nghệ.
![]() |
Ngành chế biến, chế tạo hút vốn FDI |
Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018 (68,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước); kim ngạch nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ (57,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước).
Trong số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc đứng đầu với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, thứ hai là Hồng Kông với vốn đăng ký 7,87 tỷ USD, Singapore đứng thứ ba với vốn đăng ký 4,18 tỷ USD. Trong khi đó, lượng vốn FDI giải ngân của Việt Nam đạt 20,38 tỷ USD - mức cao nhất kể từ trước tới nay. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. Theo các chuyên gia, phân bổ vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế có một số chuyển dịch tích cực đối với kinh doanh bất động sản do thị trường mở rộng, doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh hơn nên một số nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp trong nước.
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký, tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chính là do quy mô doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh tạo ra nguồn cung dồi dào cho M&A và chính sách mở cửa đối với thị trường chứng khoán. Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng và hiệu quả FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo về khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhiều triển vọng năm 2020
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, với việc cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam,cùng với đó là một số FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, triển vọng FDI năm 2020 được đánh giá rất khả quan.
Dự báo, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện từ 7 - 8%, đạt 23 - 24 tỷ USD, chiếm 22 - 23% tổng vốn đầu tư xã hội. Đầu tư từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và châu Á vẫn gia tăng. Cùng với đó, đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước châu Âu khác vào lĩnh vực công nghệ hiện đại, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển với nhiều dự án lớn cũng sẽ tăng.
Theo các chuyên gia, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ở những ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ tư vấn. Đồng thời, sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.Đặc biệt, khi Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nước này buộc phải tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, gia tăng đầu tư ra nước ngoài nhằm đối phó với các biện pháp của Mỹ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là nước láng giềng có tiềm năng lớn, được các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc để bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai có hiệu quả Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về hoàn thiện thể chế, chính sách trong đầu tư nước ngoài ưu đãi theo xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế; hài hòa với các cam kết quốc tế. Nâng cao tính đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia đầu tư; đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, gia tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam.
Chính phủ sẽ tập trung tăng tốc cải thiện thủ tục hành chính, xây dựng thể chế kinh tế để các chủ thể kinh tế đều có quyền tham gia vào hoạch định kế hoạch phát triển và chính sách. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng mềm, chuyển đổi nền kinh tế sang số hóa, đổi mới cơ chế tuyển dụng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng Cách mạng công nghệ 4.0 làm động lực tăng trưởng đất nước.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh
