Kon Tum: Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em
Theo đó, Kế hoạch được thực hiện từ năm 2021-2025 tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Kon Tum. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho địa bàn đặc biệt khó khăn với mục đích là cụ thể hoá các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Dự án 8. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
![]() |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đang đổi thay từng ngày |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi Kon Tum, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của kế hoạch là: Xây dựng 274 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.
Phát triển 91 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản, trong đó thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên tiếp cận các chế tài chính thức, hỗ trợ 15% thành viên của tổ phát triển sinh kế; thí điểm 55 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.
Hỗ trợ 15 tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Củng cố 151 mô hình địa chỉ tin cậy hiện có; thành lập mới 30 địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình.
Thí điểm 10 mô hình và nhân rộng 10 mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán.
Có 80% phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.
Thành lập 55 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em, nâng cao năng lực năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động.
Tổ chức 134 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, làng tại địa bàn khó khăn.
50 cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã được nâng cao năng lực tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
![]() |
Hỗ trợ các tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ |
Kế hoạch đề ra 4 nội dung thực hiện gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; (2) Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; (3) Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; (4) Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
