"Không biết gì về điện" còn đi xuyên tạc chuyện cung ứng điện
Loạt dự án điện trọng điểm của EVN đang triển khai ra sao? Chuyên gia nói gì về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu? Chuyên gia nói gì về tiết kiệm điện? |
Ngày 21/5/2024, hãng tin Reuters trong một bản tin về hoạt động cung ứng điện của Việt Nam viết, Việt Nam đã gửi yêu cầu tiết kiệm năng lượng đến Foxconn, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nhưng dưới dạng “khuyến khích” chứ không bắt buộc. Nguồn tin này không cho biết thời điểm chính quyền gửi yêu cầu tới Foxconn, cũng như việc tự nguyện cắt giảm điện sẽ diễn ra trong bao lâu. Họ còn đưa thông tin không chính xác rằng, Chính phủ Việt Nam kêu gọi Foxconn- đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, tự nguyện giảm 30% mức tiêu thụ điện tại các nhà máy lắp ráp, nhằm tránh tình trạng thiếu điện.
![]() |
Việt Nam luôn nỗ lực cao nhất để bảo đảm đủ điện cho sản xuất và đời sống. (Ảnh minh hoạ) |
Bản tin này ngay sau đó đã được một số đài báo nước ngoài vốn thường đưa tin thất thiệt và thiếu thiện cảm với Việt Nam "tát nước theo mưa" như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài quốc tế Pháp (RFI) xào nấu, dẫn lại.
Hoá ra đó là một “tin vịt” (fake news) không hơn không kém. Họ thể viết bài mà hồn nhiên nêu rõ một số nội dung mơ hồ trong bản tin về một hoạt động quan trọng liên quan đến việc làm ăn của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên tắc thông tin khách quan, đa chiều, xác minh kiểm chứng thông tin của báo chí hiện đại cũng không được thực hiện; bất chấp thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế, niềm tin của doanh nghiệp và quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Lên tiếng chính thức về vấn đề này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngay trong ngày 22/5/2024 đã bác bỏ các thông tin sai sự thật nêu trên.
Thông tin chính thức của EVN đã khẳng định rõ, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ngay từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng các kịch bản cung ứng điện, thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả vì vậy từ đầu năm 2024 đến nay, việc cung ứng điện đã được bảo đảm tốt.
“EVN không có kế hoạch và không thực hiện tiết giảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng”, EVN khẳng định.
Cùng với việc khẳng định như trên, EVN cũng nhấn mạnh, trong tháng 6 và các tháng tiếp theo của năm 2024, Tập đoàn đã cập nhật tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện và đã xây dựng các phương án, kịch bản điều hành hệ thống điện để bảo đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong mọi tình huống.
Có lẽ không cần phải nói gì thêm về cái bản tin “yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm mức tiêu thụ điện” của mấy hãng tin nước ngoài được điểm danh ở trên. Nếu cần nói thêm thì họ đã tự thể hiện là những người “không hiểu gì về điện” theo đúng nghĩa đen lẫn cả nghĩa bóng và đi cùng đó là sự xuyên tạc thô bạo, đồng thời gây hiểu lầm cho dư luận về các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương và EVN trong việc bảo đảm cung ứng điện.
Còn nhớ hồi tháng 3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành chức năng của Việt Nam dành trọn một buổi sáng để lắng nghe tất cả các ý kiến, tất cả các đề xuất của doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng như của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm qua.
Đáp lại các ý kiến, đề xuất nêu tại buổi làm việc mà trong đó vấn đề cung ứng điện ổn định là điểm chung “nóng” nhất của các ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thêm một lần cam kết với đại diện các doanh nghiệp FDI, các hiệp hội doanh nghiệp rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào Việt Nam cũng bảo đảm cung ứng điện cho hoạt động của doanh nghiệp, đó là điều không thể nghi ngờ. Bởi thành công của doanh nghiệp FDI cũng chính là thành công của kinh tế Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc bảo đảm cung ứng điện trong các tháng đầu năm 2024 (và chắc chắn là cả những tháng tiếp theo) ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Cam kết về vấn đề này của Việt Nam cũng là một cấu phần của cam kết lớn là cải thiện môi trường kinh doanh, tạo các điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp của Việt Nam lẫn của nước ngoài hoạt động.
Trước những dòng chảy nỗ lực đó, thông tin "lạc điệu" của VOA, Reuters, RFI tung ra, càng trở nên lạc lõng, vô giá trị!
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
