Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ
Nâng cao vị thế quốc gia bằng khoa học - công nghệ
Tại Hội nghị Phát triển Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã khẳng định khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
![]() |
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững. Ảnh minh họa |
Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên công nghệ, tạo tiền đề cho những bứt phá mạnh mẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng là yêu cầu tất yếu để nâng cao vị thế quốc gia, chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước khẳng định vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt, để tạo ra những chuyển biến, kết quả trong phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo cần một nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có kỹ năng hiện đại, tư duy sáng tạo và khả năng làm việc cường độ cao.
“Đây sẽ là yếu tố then chốt, sống còn, quyết định sự thành công của cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, thực hiện mục tiêu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tháng 12/2024, Tổng Bí Thư Tô Lâm đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đồng thời khẳng định phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu.
Để nhanh chóng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với 41 chỉ tiêu và 140 nhiệm vụ được giao hết sức bao quát, toàn diện, cụ thể cho các bộ ngành, cơ quan liên quan.
![]() |
Tổng Bí Thư Tô Lâm đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh minh họa |
Khắc phục ‘điểm nghẽn” về thể chế, chính sách
Rõ ràng, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thể chế, chính sách, cơ chế, pháp luật liên quan đến khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn là ‘điểm nghẽn’ của phát triển. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách về tài chính, ưu đãi thuế, khai thác tài sản công, tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ để phục vụ cho phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài còn chưa đổi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, chưa khuyến khích, thậm chí còn cản trở cho hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cơ chế “thử nghiệm” ở Việt Nam chưa phải là công cụ Sandbox đúng nghĩa nhằm giải phóng được năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Cơ chế thu hút đầu tư xã hội cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo không còn phù hợp với thực tiễn phát triển. Chưa có các quy định về thuế, vay vốn kinh doanh, thành lập doanh nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là hạn chế về tiềm lực để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo do số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đội ngũ nhân lực tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Hạ tầng phục vụ phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn chế, đầu tư cho khoa học - công nghệ còn thấp và thiếu tập trung.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Để khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, Chính phủ cần đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/CP một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế.
Để tăng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo cho răng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là tập trung đẩy mạnh rà soát, loại bỏ các “điểm nghẽn” thể chế ngay trong quý I/2025 đối với các Nghị định và quý II/2025 đối với các Luật. Nếu cần thiết, giao cơ quan chủ trì xây dựng Nghị quyết 03/NQ-CP phối hợp các Bộ ngành rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh yêu cầu tiến độ của các nhiệm vụ có tính cấp bách, cần làm ngay. Cụ thể như: Cơ chế, chính sách khơi thông nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ đối với tài sản công, viện trợ, tài trợ cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút, đào tạo nhân tài, nhân lực chất lượng cao.
Để tăng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy kết nối sâu rộng tầm khu vực và quốc tế về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực trọng tâm để thu hút mọi nguồn lực, trong đó có nhân tài người Việt trên toàn thế giới tham gia vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… |
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học
Tin khác

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
